K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh.  C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào? A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)

Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh. 

C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm         B. Tự sự         C. Nghị luận             D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện.   B. Luận cứ.      C. Các kiểu lập luận.     D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận.   B. Ngợi ca.     C. So sánh.        D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.      

B. Tôi bị ngã.

C. Con chó cắn con mèo                 

D. Nam bị cô giáo phê bình.

1
17 tháng 4 2022

cai nay em cung lam đuoc nhung em lop 2e

26 tháng 4 2018

Mọi ngưòi giúp mik vs 

14 tháng 3 2018

Ghi nhớ chính là nội dung có ở trong sách Ngữ Văn 7 nha bn !

15 tháng 3 2018

-Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ": Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác. Là bài học về tấm gương của Bác.

-Bài "Ý nghĩa văn chương": Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

19 tháng 3 2020

a. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.

b. Giản dị là lối sống không cầu kì ,không chạy đua theo xu hướng của xã hội mà theo đó là cách sống phù hợp với hoàn  cảnh của mình .Giản dị luôn là lối sống được đề cao. Giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện chứ không phải ở một phương diện nào cả ,tiêu biểu như : giản dị trong lối sống,giản dị trong phong cách ăn mặc,giản dị trong việc đối xử với người khác hay giản dị trong lời nói…còn có rất nhiều loại giản dị khác .

24 tháng 3 2017

+) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như)một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

+) Ý nghĩa văn chương: Nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

+) Đức tính giản dị của Bác Hồ: Luận điểm ngắn gọn, tập trung.Luận cứ xác đáng, toàn diện.Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

+) Sự giàu đẹp của Tiếng việt:Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện

24 tháng 3 2017

1)tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

2)Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

3)

  • Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

  • Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...

  • Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

  • 4)

  • Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

  • Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

  • Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.

  • Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.