K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo nhé :

Thật dễ có thể nhận thấy được rằng chính ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, rồi chúng ta lại như đã được nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Khi chúng ta lớn lên chút nữa thì chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, lại được đọc và được nghe về những cuốn tiểu thuyết dài… Những câu truyện cổ tích, ca dao, những bài thơ,… Tất cả các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Thế rồi ta như thấy được chính trong bài ý nghĩa văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết một ý rất hay đó chính là “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy, mỗi chúng ta nên hiểu điều đó có nghĩa là thế nào cho đúng?

Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam – Hoài Thanh cũng như đã bàn luận, và hơn hết ông như cũng đã  đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương trong chính đời sống của chúng ta. Có thể nhận thấy được chính trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung bao quát nhất và chúng ta có thể nhận biết được.

Chuyện nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. Đầu tiên ta cũng nên phải hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, và đó đồng thời cũng chính là kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn chính là những người thợ đã dày công để chọn lọc và cũng như đã lấy tư liệu từ cuộc sống. Đồng thời nhà văn như đã phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chính con người chúng ta ra sao. Có lẽ chính vì như vậy, văn học hay văn chương nói chung lại mang trong mình một nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Ta cũng nhận thấy được chính nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống vậy, luôn vận động và phát triển không ngừng.

Qua văn chương thôi mà chúng ta dường những cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Nếu như ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “

Chắc chắn rằng ta cũng như đã thấy được chính câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Cũng như vậy, nếu như chũng ta đọc và thấy được chính nhờ việc thông qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài dường như cũng đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Ta như thấy được chính thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức. Đồng thời con người chính ta cũng như chung tay để biến nó thành hiện thực. Thế rồi ta không thể kìm lòng được khi dọc truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ biết bao nhiêu. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững như vậy thì mới có thể như để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Thật vậy, ta như thấy được chính trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước biết bao nhiêu đối với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, và nó cũng phải thật là mới mẻ hơn. Ta như thấy được sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, đồng thời những áng văn đó dường như cũng đã  được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chắc chắn cũng chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm trong nhận xét trên.

Ta như thấy được chính bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng… văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh như đã mở cánh cửa, như cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng chính nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn bao giờ hết.

27 tháng 9 2021

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

6 tháng 10 2017

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

>>>>Bạn tham khảo<<<<

9 tháng 10 2017

Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.

9 tháng 10 2017

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai,càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà...
Đọc tiếp

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.

   /.. ./ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa., cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn " Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

   b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê' văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế.. .

   /.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

0
tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
9 tháng 2 2019

Tham khảo:

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

2 tháng 2 2021

1, Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc… thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc…":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Đâu… đâu… đâu…?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

2.

18 tháng 5 2019

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.