K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2018
  • Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
  • Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió, hướng núi.
  • Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
3 tháng 5 2018

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.

27 tháng 4 2018

Các đảo châu Đại Dương có nguồn gốc hình thành khác nhau: từ núi lửa, san hô, lục địa,…

– Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di.

– Chuỗi đảo san hô: Mi-crô-nê-di.

– Chuỗi đảo núi lửa và san hô: Pô-li-nê-di.

– Đảo lục địa: Niu Di-len

27 tháng 4 2018

1.các đảo có hai nguồn gốc hình thành: 

- Các đảo có nguồn gốc núi lửa 

- các đảo có ngồn gốc san hô 

2.Có tài nguyên rừng phong phú : 

+ Rừng rậm xích đạo xanh quanh năm 

+ Rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt 

+Rừng dừa trên các đảo san hô

K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC GIỎI

4 tháng 5 2019

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

4 tháng 5 2019
- Dân số: 528.7 triệu người (2008)- Mật độ dân số trung bình: 20 người/Km2- Dân cư phân bố không đều:+ Tập trung đông ở phía nam vùng Hồ Lớn và ven biển ĐB Hoa kì.+ Thưa thớt ở bán đảo A-la-xca, Phía Bắc Ca-na-đa và phía Tây Khu vực hệ thống núi Cooc đi e.Nguyên nhân- Do sự phân hóa của khí hậu và địa hình.
13 tháng 10 2017

a. Chuẩn bị dàn ý đề bài: Thất bại là mẹ thành công

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung chính của câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Thân bài: Giải thích câu tục ngữ

Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

Nghĩa hàm ẩn: Mỗi lần vấp ngã chính là kinh nghiệm, vốn sống quý báu để trưởng thành, chín chắn hơn.

- Dẫn chứng những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

 

    + Michael Jordan là cầu thủ bóng rổ nổi tiếng nhất thế giới từng bị các HLV không nhận vì quá thấp.

 

    + Albert Einstein biết nói rất chậm, ông từng bị đuổi khỏi trường học vì tiếp thu quá chậm, sau này ông trở thành vĩ nhân được nhắc tới với nhiều cống hiến vĩ đại cho thế giới

Kết bài: Câu tục ngữ như nguồn động lực cổ vũ con người vượt lên khó khăn, thất bại để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

b. Lập dàn ý: Những tấn trò mà Va- ren bày ra với Phan Bội Châu được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là những trò lố.

Mở bài:

Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương

Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố

- Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.

- Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:

 

    + Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền

 

    + Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp

- Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.

Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.

c. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn

Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề

- Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác

- Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:

 

    + Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ

 

    + Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách

Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.

27 tháng 5 2018

Trong quãng thời gian sống và hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp như: Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu... Đó là những tác phẩm thể hiện tính chiến đấu qua ngòi bút văn chương trong đó tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đăng trên báo Người cùng khổ số 36, 37 vào tháng 9, tháng 10 năm 1925. Trong 3 phần của tác phẩm ta thấy rằng cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu đầy kịch tính, thể hiện ngòi bút châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả dùng thủ pháp tương phản tạo nên tính chiến đấu sắc bén cho tác phẩm.

Va-ren là tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình còn Phan Bội Châu là bậc anh hùng vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng vì tìm đường cứu nước, cứu dân, cụ Phan bị bọn thực dân kết án “tử hình vắng mặt”, đang bị đeo gông và chờ ngày lên máy chém. Hai con người hoàn toàn đối lập nhau.

Va-ren phải hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu. Lúc này nhà yêu nước Phan Bội Châu mới bị bắt giam. Cả nước đang dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp đòi thả cụ.

Đến Việt Nam hắn đã diễn ngay những trò lố. Tuy không trực tiếp nhìn thấy nhưng bằng con mắt thời cuộc và cảm nhận riêng của mình Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt của tên cáo già giả nhân giả nghĩa. Xuống tàu tên chính khách đâu có để ý đến lời hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu mà ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Như vậy ta thấy hắn chỉ lo cho bản thân mình, hứa là “chăm sóc” mà đến Đông Dương hắn còn lo yên vị xong xuôi, tác giả đã gây sự nghi ngờ cho dư luận. Thực tế là cụ Phan vẫn “ngồi tù”. Đến Việt Nam hắn vui thú trước những sự dụ dỗ, ấp ủ, tiệc tùng của chính quyền Sài Gòn và Huế.

Từ Sài Gòn ra Hà Nội, Va-ren phải dừng lại ở Huế đế Hoàng đế Khải Định và triều đình cài lên ngực áo hắn Nam Long bội tinh, cái cao quý nhất của hoàng triều. Hắn chưa có công trạng gì cho thuộc địa mà đã được ban thưởng của triều đình nhà Huế. Tên toàn quyền vẫn vùi mình vào tiệc tùng, vô tình nuốt lời hứa, trong khi đó cụ Phan vẫn ngồi tù.

Và Va-ren đến Hà Nội - cuộc chạm trán giữa một kẻ phản bội Đảng cộng sản Pháp với một bên là bậc thiên sứ, xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.

Điều thú vị sắp diễn ra, tên toàn quyền bắt tay cụ Phan, tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm. Hắn tuyên bố tôi đem tự do đến cho ông đây.

Cuộc mặc cả bắt đầu, y dụ dỗ, y yêu cầu cụ Phan hãy từ bỏ ý chí đấu tranh vì nền độc lập dân tộc, y nêu ra một số tên phản bội để làm gương, và thật nực cười chính y cũng là kẻ phản bội. Trước tôi là đảng viên xã hội đấy, giờ đây thì tôi làm toàn quyền... Tiếc thay cuộc “mặc cả”, “diễn thuyết” của Va-ren rất hùng hồn và không thiếu những lý lẽ đầy tình cảm như trong lúc ông và tôi nắm chặt tay - có thông ngôn rành mạch thế mà cụ Phan cứ dửng dưng. Xét binh tình thì lúc đó cả Phan Bội Châu và Va-ren không hiểu nhau.

Cụ Phan làm sao lại hiểu được những lời nói giả dối của một kẻ xấu xa đã phản bội chính giai cấp mình, một kẻ mà ngoài mẽ thì lịch sự, oai phong mà bên trong thì gian xảo, cáo già. Cụ Phan không thể hiểu một kẻ mà với cụ chỉ là một tên cướp nước không hơn không kém. Còn với Va-ren một tên chính khách bẩn thỉu làm sao hiểu được sự cao thượng, vĩ đại của một người đem cả tính mạng của bản thân cho nền độc lập tự do của dân tộc. Hai thái cực đối lập nhau trong cuộc chạm trán nảy lửa với những lời nói, hành động của Va-ren đã bóc trần bộ mặt xảo trá của hắn.

Trong cuộc chạm trán ấy, Phan Bội Châu rất chủ động dửng dưng im lặng, mỉm cười một cách kín đáo. Đặc biệt trong phần tái bút, tác giả cho biết một nhân chứng quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Hành động này cho thấy thái độ ghê tởm, khinh bỉ của cụ Phan trước tên toàn quyền đang thao thao bất tuyệt lên mặt dạy đời ấy. Vị toàn quyền được triều đình An Nam tôn kính kia đã bị hạ nhục, coi thường.

Người đọc cảm thấy thích thú qua chi tiết này. Bằng trí tưởng tượng phong phú tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa của tên toàn quyền Va-ren trong cuộc chạm trán với cụ Phan. Sự đối lập, tương phản giữa hai con người đầy kịch tính, các chi tiết nghệ thuật làm cho người đọc bật cười, cái cười tán thưởng khâm phục cụ Phan anh hùng thiên sứ và khinh bỉ lên án tên toàn quyền Va-ren. Những trò lố mà hắn làm tại Đông Dương và đặc biệt cuộc chạm trán và mặc cả, dụ dỗ cụ Phan thực sự là những trò lố của trò lố.

Nguyễn Ái Quốc viết truyện này không chỉ nhằm mục đích ca ngợi Phan Bội Châu - một người tù lừng tiếng mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt xảo quyệt bẩn thỉu của tên toàn quyền Va-ren nói riêng và lũ thực dân Pháp nói chung. Ngòi bút hiện thực đầy sắc sảo, nó chính lưỡi gươm chống lại kẻ thù xâm lược của Nguyễn Ái Quốc trong những năm sống và hoạt động tại Pháp.


 

4 tháng 1 2018

1.-Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông 

- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ 

- Quỹ đạo chuyển động: hình elip 

- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến 

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.

2.Phần đất liền nước ta có toạ độ địa lí từ 8030’B đến 23022’B và từ 1020Đ đến 1090Đ. Do vị trí như vậy nên nước ta có những đặc điểm sau:

  - Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam  của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

  - Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

  - Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn – Miến từ tây sang và Mã Lai – Inđônexia từ phía nam tới.

  - Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.

3.Nói như vậy không mâu thuẫn, bởi vì lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao goầm cả phần đất liền, các đảo, quần đảo và vùng biển thuộc chủ quyền nước ta. Diện tích phần đất liền nước ta khoảng 330.363 km2. Nếu so với nhiều nước khác trên thế giới thì không lớn quá, nhưng cũng không nhỏ quá. Ngoài phần đất liền, nước ta còn có một vùng biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, với hang nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm rải rác hoặc hợp thành những quần đảo trong Biển đông, như Hoàng Sa, Trường Sa v.v…Như vậy cả phần đất liền lẫn vùng biển và các đảo, quần đảo của nước ta hợp lại thì lãnh thổ toàn vẹn của nước CHXHCN Việt Nam không nhỏ.