K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017
Ngô Tất Tố đã diễn tả tâm trạng của chị Dậu từ chỗ van xin đến chỗ vùng dậy chống trả quyết liệt,ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã làm toát lên chân lí : có áp bức ắt có đấu tranh. Khẳng định đấu tranh để giải phóng mình là con đường tất yếu của người nông dân Một con người đã bị dồn đến bước đường cùng sẽ đứng dậy đấu tranh tự giải thoát cho mình trước xã hội đen tối mù mịt không tương lai trước cách mạng tháng tám
20 tháng 10 2017

Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ

=> Giải thích nghĩa : Không có con đường nào khác là phải đấu tranh để thoát khỏi tăm tối, giải phóng khỏi áp bức.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

31 tháng 10 2021

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

Nhan đề là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất khi người đọc tiếp cận với tác phẩm. Việc xây dựng một nhan đề vừa súc tích vừa độc đáo sẽ tóm gọn được nội dung tác phẩm, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người đọc. Vậy, với “Tức nước vỡ bờ”, điều gì ẩn sau nhan đề ấy?

Nhan đề không chỉ đúc kết nội dung của tác phẩm mà còn được tác giả gửi gắm một bài học, một quan niệm, một tư tưởng nào đó, ý nghĩa nó truyền tải rộng hơn những gì câu chữ thể hiện. “Tức nước vỡ bờ” xuất phát là một thành ngữ của nhân dân ta, chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Thế nhưng, đó mới chỉ là nghĩa đen của câu nói ấy. Trí tuệ của ông cha ta vốn thâm thúy, từ việc nói bờ tràn mà ta có thể liên hệ đến sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh: nếu một người đến quá giới hạn chịu đựng của họ thì họ sẽ đứng lên đấu tranh, phản kháng, không chịu nhẫn nhục nữa.

Trở lại với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, thông qua nhân vật chị Dậu, ta càng hiểu sâu sắc hơn về câu thành ngữ. Ở đầu đoạn trích, ta thấy chị Dậu hết lời van xin cai lệ và lí trưởng, giọng điệu khẩn khoản, cách xưng hô của một kẻ bề dưới: “Cháu van ông”, “xin ông tha cho”, “nhà ông làm phúc”. Tính dịu dàng, mộc mạc, quen chịu đựng, nhẫn nhục vốn là bản chất của người phụ nữ nông dân thời xưa, đối với chị Dậu, đặc điểm này cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, càng được nước, bọn chúng lại càng lấn tới. Mặc cho lời van xin của chị, tên cai lệ không thèm nghe, tiếp tục xông vào đánh anh Dậu và còn đánh cả chị, hỏi chị liệu có thể tiếp tục nhẫn nhịn, kìm nén được nữa không? Đọc đến đây, chắc không ít mọi người sẽ phải lên tiếng phẫn nộ. Và, quả là không phụ lòng mong đợi, phản ứng của chị Dậu đột ngột thay đổi, tức quá không thể chịu được nữa, chị đã liều mạng cự lại. Cách xưng hô “ông- cháu” đã được thay bằng “ông- tôi” ngang hàng với nhau, đi kèm là lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đỉnh điểm hơn, khi tên kia tát vào mặt chị và cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Với lòng căm giận và khinh bỉ cao độ, chị Dậu vụt đứng dậy, chuyển hẳn cách xưng hô đanh đá “mày- bà” và tỏ ra không hề sợ hãi, quật ngã hai tên tay sai bằng sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng. Hai tên tay sai hung hãn bỗng trở thành những kẻ thảm bại, xấu xí và hài hước. Chị Dậu vốn cam chịu lại vùng dậy mạnh mẽ với tinh thần phản kháng quyết liệt. Điều này đã thể hiện một quy luật, một chân lí muốn đời: con giun xéo lắm cũng quằn và ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Hành động của chị Dậu không chỉ là tự vệ đơn thuần mà còn làm sáng ngời phẩm chất của chị và cũng là của những người phụ nữ thời xưa: dịu dàng, nhẫn nhục, giàu tinh thần yêu thương và ẩn chứa một tinh thần phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ. Với nhan đề “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố còn như “xui người nông dân nổi loạn”, kêu gọi tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng, một tương lai tươi sáng hơn.

“Tức nước vỡ bờ” thực sự đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Qua nhan đề này, Ngô Tất Tố đã gửi gắm được phần nào những suy nghĩ cùng tình cảm của mình đối với người nông dân trong xã hội xưa.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Giải thích: Nghĩa đen tức là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

- Nhan đề như vậy đã thỏa đáng rồi vì đã nói được lên nội dung của tác phẩm.

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?6/ Nắm...
Đọc tiếp

1/ Trình bày nội dung nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản: trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Tức nước vỡ bờ,...

2/ Trình bày cách hiểu biết của em về nhan đề các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Ôn dịch, thuốc lá.

3/ Nhận xét, đánh giá về các nhân vật: Bé Hồng, Lão Hạc, chị Dậu, Cô bé bán diêm.

4/ Nêu ý nghĩa tượng trưng của hai cây phong.

5/ Trình bày những tác hại của bao bì ni lông?

6/ Nắm khái niệm, tác dụng của nói quá, nói giảm nói tránh, thán từ, trợ từ, thán từ, câu ghép, từ tượng hình tượng thanh, dấu ngoặc kép.

7/ Tại sao có thể nói các văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá, Bài toán dân số” là những văn bản nhật dụng?

8/ Vì sao nói văn bản “Trong lòng mẹ” của nguyên Hồng thể hiện rõ bộ mặt xã hội phong kiến hà khắc, lạnh lùng?

0
28 tháng 10 2017

- “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức.

28 tháng 10 2017

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.