K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

bạn tham khảo nhé:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này, lâu nay, cách hiểu thông thường nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều? Có người giải thích đây là từ ghép của một yếu tố thuần Việt (cầu) với một yếu tố Hán (kiều). Đúng là trong tiếng Hán có một chữ kiều với nghĩa là cái cầu thật, nhưng giải thích như thế xem ra vẫn chưa thật ổn bởi trong tiếng Việt, cách ghép từ kiểu này không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi xin nêu một cách hiểu khác để các bạn tham khảo.
Trước hết về chữ kiều, trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh
Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều.
Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài.
Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), xin gửi các bạn một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về người thầy và đạo học:
Tiên học lễ, hậu học văn/ Không thầy đố mày làm nên/ Học thầy chẳng tầy học bạn/ Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ/ Một kho vàng không bằng một nang chữ/ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học/ Ăn vóc, học hay/ Ông bảy mươi học ông bảy mốt/ Dốt đến đâu, học lâu cũng biết/ Người không học như ngọc không mài/ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

22 tháng 10 2018

Câu tục ngữ giải thích chúng ta cần nhớ ơn, yêu mến thầy cô vì họ đã dạy dỗ chúng ta.

8 tháng 5 2019

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

25 tháng 12 2021

là câu 5 nha 

3 tháng 4 2017

Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)

10 tháng 5 2017

Theo em đó là câu :

(5)Một chữ là thầy ,nửa chữ cũng là thầy

1 tháng 11 2020

có nghĩa là phải biết tôn trọng quý mến và biết ơn những thầy cô đã dậy mình

(theo ý hiểu của mình haha)

1 tháng 11 2020

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

......

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....

10 điểmbanh

5 tháng 10 2016

mình nghĩ là câu (5)hihi

11 tháng 10 2016

Mình nghĩ là câu [2,4,5]

6 tháng 4 2020

đạo lý truyền thống biết ơn ,tôn sư trọng đạo

28 tháng 10 2020

biết ơn,tôn sư trọng đạo

21 tháng 2 2017

Ca dao có câu:

" Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

*Câu ca dao trên đề cập đến truyền thống hiếu học va tôn sư trọng đạo cua dân tộc ta.

*

21 tháng 2 2017

còn làm nổi bật nữa ạ

17 tháng 10 2019

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở con người ta sống phải biết ơn, nhớ tới những người thầy, người cô, những người đã dạy dỗ chúng ta biết bao điều trong cuộc sống. Bài học về tôn sư trọng đạo đã được ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ:" một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. "

(5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

(Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)

25 tháng 11 2017

1.Ngày 20-11 là ngày mà học sinh thể hiện tình cảm quý mến, bày tỏ sự tôn trọng của người học sinh dành cho thầy cô giáo của mình và nói lên tầm quan trọng của thầy cô đối với mỗi học sinh hoặc những người đã từng là học sinh.

25 tháng 11 2017

2.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) . Khuyên ta phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ ).

- Muốn sang thì bắt cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy: động viên to lớn cho họ rằng thầy cô - những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước.

sự yêu thương con người đc bộc lộ qua sự đồng cảm , sẻ chia , cảm thông cho nhau ,...........,biết hy sinh quyền lợi của mình cho người khác 

câu tục ngữ ta có là "thương người như thể thương thân".Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khi ta thương yêu bản thân ta bao hiêu thì hãy thấu hiểu, cảm thông cho người khác bấy nhiêu 

chúc bn học tốt !!!yeu

19 tháng 12 2020

cảm ơn nhưng vẫn còn tìm câu ca dao tục ngữ nữa