Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân nào sau đây là lí do lao động tập trung nhiều ở nông thôn 75,8%?
A. Lao động ở nông thôn vừa nhàn lại có lương cao.
B. Tập trung lao động ở nông thôn vì nhu cầu việc làm nhiều.
C. Vì 75% dân số sống ở nông thôn nên lao động nông thôn nhiều.
D. Do trình độ người lao động thấp, ở nông thôn chưa có máy móc để thay thế.
Do cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm
Hoạt động kinh tế ở nông thôn chủ yếu gắn với nông nghiệp đặc biệt trồng lúa mang tính mùa vụ cao.
S đất nông nghiệp thu hẹp, bình quân đất/người thấp trong khi sản xuất nông nghiẹp chủ yếu sử dụng máy móc, cơ giới hóa,giảm thời gian lao động.
Khác: trình độ lđ thấp, tác dộng của thiên tai, dịch bệnh...
Câu 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu và tài nguyên sinh vật.
B. Dân cư và lao động nông thôn, tài nguyên đất, nước, khí hậu và sinh vật.
C. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước.
D. Cơ sở vật chất - kĩ thuật, chính sách phát triển của Nhà nước, tài nguyên đất, nước.
Câu 3. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Các vùng Trung du và miền núi.
D. Các đồng bằng ở Duyên hải miền Trung.
Câu 4. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
C. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông.
Câu 5. Em hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp
chức bạn học tốt :>
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).
- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:
+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).
* Giải thích
Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.
Câu 1:Đặc điểm quần cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta?
a) Quần cư nông thôn
- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
b) Quần cư thành thị
- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
Câu 2:Tỷ lệ lao động qua đào tạo và chưa đào tạo ở nước ta?
tỷ lệ lao động qua đào tạo quá thấp (21,9% năm 2018), tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật cao và cơ cấu trình độ lao động còn bất hợp lý.
Trả lời: Một số biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay là: Phân bố lại dân cư và lao động, đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn, đa dạng các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Đáp án: D.