Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà làm
Vai trò của lí lẽ trong văn lập luận, giải thích:
+ Lí lẽ sắc bén giúp văn bản trở nên thuyết phục với người đọc.
+ Lôi cuốn người đọc theo ý kiến và tâm huyết của người viết.
+ Giải thích được những phần mà người đọc thường không hiểu.
+ Giúp câu văn và bài văn trở nên hay và thú vị.
+ ....
Vai trò:
- làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,...
Mỗi ngày chúng ta đều không ngừng học tập và tích lũy tri thức để trở nên hoàn thiện hơn nhưng bên cạnh đó càng học, chúng ta càng nhận ra bản thân mình còn thiếu sót rất nhiều kĩ năng và tri thức. Thật vậy kiến thức của chúng ta chỉ như một giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la tri thức. Chắc hẳn chẳng có vị giáo sư tiến sĩ nào dám khẳng định mình là đấng toàn năng, là người biết hết mọi tri thức ở trên đời. Con người sinh ra chẳng ai là hoàn hảo cả, bởi vậy họ mới không ngừng học tập để cải thiện bản thân mình, lấp đi những khuyết điểm đang kìm hãm khả năng của họ. Và học tập chính là cả một quá trình tích lũy không ngừng nghỉ, không có điểm dừng. Có lẽ cũng vì thấm nhuần được triết lí đó mà Lê-nin đã khuyên chúng ta "Học, học nữa, học mãi".
Đó là một lời khuyên hoàn toàn thiết thực và đúng đắn. Không ai có thể tự hoàn thiện được bản thân mình hay tìm thấy thành công trong cuộc đời mà không trải qua học tập. Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm của việc học. Học tập là tích lũy những tri thức mới lạ về sự vật, hiện tượng và về các quy luật của thế giới. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập không chỉ bó hẹp ở việc học trong nhà trường mà nó còn trải rộng ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Ta được học tập về truyền thống gia đình, về cách đối nhân xử thế, học để trở thành một người con ngoan trò giỏi, học nấu nướng, phụ giúp bố mẹ việc gia đình. Cứ thế, ngày qua ngày chúng ta dần dần trưởng thành hơn để có đầy đủ tri thức xây dựng hành trang vào đời của mình, rời xa vòng tay che chở, bao bọc của bố mẹ để tự lập, gây dựng lên sự nghiệp.
~hok tốt~
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
Câu 1: Chép tiếp
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Câu 2:
- Đoạn thơ trên được trích từ văn bản "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh.
-PTBĐ chính của bài thơ: biểu cảm