Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tên các siêu các siêu đô thị ở đới nóng là ;
Tokyo,Mum-bai,Thượng Hải, Mê-hi-cô-xi-ti,...
Những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra:
+ Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
+ Ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải công nghiệp (CO2, N2,..).
+ Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị (khu ổ chuột).
Nguyên nhân của làn sóng di dân ở đới nóng là:
- Do đói nghèo, không có việc làm,...
- Do chiến tranh, bệnh tật,...
- Thiên tai, hạn hán,...
do đói nghèo. không có việc làm
do chuyến tranh. bệnh tật
thiên tai ,hạn hán
Các nguyên nhân di dân ở đới nóng.
Trả lời:
Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế - xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,...
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước những biến đổi khí hậu cả về hình thái khí hậu khi mực nước biển tăng, lẫn diện tích đất canh tác sẽ bị thu hẹp. Nếu không có những biện pháp phù hợp và hiệu quả để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, hậu quả sẽ là khôn lường.
Khái niệm
Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu cho rằng Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Các hoạt động của con người như chặt phá và khai thác rừng bừa bãi, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Ở nước ta, nhiều nơi rừng bị phá huỷ nặng nề, đất bị xói mòn, thoái hoá, dẫn đến thiên tai, lũ lụt, đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân. Các chất thải cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chất thải được chia làm 3 loại:
- Chất thải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt. Chất thải công nghiệp là những chất thải do nhà máy, xí nghiệp thải ra trong quá trình hoạt động như axit, kiềm, hoá chất độc của nhà máy hoá chất gây ô nhiễm đất và nguồn nước, bụi của các xí nghiệp sản xuất xi măng, chất thải trong giao thông vận tải gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân.
- Chất thải y tế là các loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế do các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh và nghiên cứu. Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
- Chất thải sinh hoạt bao gồm các loại rác thải do sinh hoạt hàng ngày của con người như túi nilon, vật liệu đóng gói, đồ hộp, thức ăn dư thừa của người và gia súc, xác súc vật chết... Đặc biệt các túi nilon có thể tồn tại nhiều năm không phân huỷ, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Một số hiện tượng của sự biến đổi khí hâu
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự giatăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là “Hiệu ứng nhà kính".
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ...Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không gian. các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời,không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
Sơ đồ hiệu ứng nhà kính |
Mưa acid.
Mưa acid là mưa có tính acid do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các acid khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính acid chủ yếu vì trong nước mưa có CO2 hòa tanvà có độ pH dưới 5.
Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các acid như H2SO4, acid Sunfur, acid Nitric.
Thủng tầng ozon
Ozon là một chất khí có trong thiên nhiên, nằm trên tầng cao khí quyển của Trái đất, ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, gồm 3 nguyên tử oxy (03), hấp thụ phần lớn những tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống gây ra các bệnh về da. Chất khí ấy tập hợp thành một lớp bao bọc quanh hành tinh thường được gọi là tầng Ozon.
Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Tầng ozon là lớp lọc bức xạ mặt trời, một phần lớp lọc này bị mất sẽ làm cho bề mặt Trái đất nóng lên. Chiếc áo choàng quý giá ấy bị "rách" cũng có nghĩa sự sống của muôn loài sẽ bị đe dọa.
Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Con người thải các chất khí CFC (Chlorofluorocarbon) và các chất ODS (Ozone depleting substances) khác vào khí quyển. CFCs được sử dụng làm chất sinh hàn, chất tạo bọt, dung môi, bình cứu hoả, bình xịt, nhựa xốp, chất làm sạch kim loại.. Các chất ODS khác bao gồm: methyl bromide (làm thuốc trừ sâu), halons (trong các bình chữa cháy), methyl chloroform (dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghệ)... Khi CFCs đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Chlor nguyên tử, và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để phân hủy Ozon. Một nguyên tử Chlor có thể phá hủy 100.000 phân tử ozon. Methyl bromide khi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím phân hủy để cho ra brom nguyên tử, một nguyên tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ozone gấp 40-50 lần một nguyên tử chlor.
Nitơ oxit (N2O) là chất khí gây mê, giảm đau không màu có vị ngọt nhẹ và nặng hơn không khí 1,5 lần. Nó được tạo ra từ phân động vật, quá trình xử lý rác thải, phân bón hóa học, động cơ đốt trong và các ngành công nghiệp. Khí này cũng được giải phóng khi vi khuẩn hoạt động trong đất và đại dương phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Việc giảm lượng khí N2O sẽ giúp tầng ozone phục hồi, đồng thời góp phần ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu (vì N2O cũng là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính). N2O không cháy nhưng có tính oxy hóa và kích thích phản ứng cháy. Khí này không duy trì sự sống và có thể gây ngạt. Theo Telegraph, N2O đã “qua mặt” chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozone mạnh nhất.
Cháy rừng
Khí hậu ấm lên, làm quá trình tan chảy băng diễn ra sớm hơn và hậu quả là mùa hè trở nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng. Tuyết bắt đầu tan sớm vào mùa xuân trong khi lượng mưa ngày một giảm. Sự kết hợp này là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra trên phạm vi rộng hơn. Các tổ chức bảo vệ môi trường cảnh báo, thay đổi khí hậu sẽ khiến cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn.
Ngoài những dữ liệu về nhiệt độ, lưu lượng dòng chảy và mức độ tan chảy băng, các nhà nghiên cứu cũng khảo sát sự thay đổi tập quán canh tác đất trồng và quản lý rừng nhưng nhận thấy đây là các yếu tố thứ yếu làm tăng đột biến các vụ cháy rừng. Các nhà chuyên môn thừa nhận cháy rừng vẫn là một hiện tượng phức tạp và ở nhiều khu vực trên thế giới con người vẫn là tác nhân chính, chẳng hạn như nông dân đốt rừng làm nương rẫy hay những kẻ cố ý gây hỏa hoạn.
Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đám cháy rừng thải một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóng dần lên, khí hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn.
Lũ lụt – hạn hán:
Bão – Lũ
Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ.
Thảm họa sóng thần. |
Bão lũ xảy ra gây nên thiếu nước sạch, lương thực, nơi ở, nguy cơ bị dịch bệnh tăng cao. Về kinh tế, có hàng chục ngàn ha lúa, màu và cây lương thực bị hư hại, hàng ngàn gia cầm, gia súc bị chết; hàng ngàn nhà cửa, kho tàng trường học bệnh viện bị đổ trôi; hàng trăm ngàn m3 đất giao thông thuỷ lợi bị trôi, hàng chục công trình giao thông, thuỷ lợi nhỏ bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế xã hội, hơn nữa các thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình độ dân trí cũng như kinh tế còn thấp. Đặc biệt là lũ quét đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, của đối với một bộ phận nhân dân thuộc vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Hạn hán
Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.Thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng Chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, hạn hán thiếu nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực, các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hoà với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay.Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người.
Sa mạc hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
- Phần lớn là do tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
- Hệ sinh thái ở vùng ven rất dễ bị dao động bởi sinh hoạt con người như trong trường hợp chăn nuôi. Móng guốc của loài mục súc thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước ngầm. Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn. Con người còn gây nên nạn đốn cây lấy củi cùng động tác của các loài gia súc gặm cỏ làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống. Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và biến thành bụi. Hiện tượng này diễn ra ở những vùng ven sa mạc khi con người chuyển từ lối sống du mục sang lối sống ngụ canh.
Hiện tượng sương khói
Đối với động vật và con người, sương khói quang hóa kích thích gây cay bỏng mắt, khí quản, phổi và đường hô hấp nói chung. Đối với thực vật, sương khói quang hóa ngăn cản quá trình quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng. Sương khói quang hóa có thể gây lão hóa, cắt mạch cao su, ăn mòn kim loại và nhiều loại vật liệu khác.
Tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường:
Tài nguyên đất
Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên.
Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như: ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự.
Tài nguyên nước
Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung
Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas.
Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà.
Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước.
Tài nguyên không khí
Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn:
Ô nhiễm không khí:
- Núi lửa: phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói, khí CO2, CO, bụi gìau sulphua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun cao và lan tỏa rất xa.
- Bão bụi: cuốn vào không khí các chất độc hại như NH3, H2S, CH4…
- Cháy rừng: sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO,…
Tăng nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4oC, đến năm 2050 nếu phát thải khí nhà kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay, một nghiên cứu mới được đưa ra tại hội nghị khoa học đánh giá về tình trạng và hậu quả của trái đất ấm dần lên tại trường đại học Oxford (Anh Quốc) ngày 28/9. Các nhà khoa học cũng cho rằng nhiệt độ ấm dần lên sẽ có ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến một số khu vực như Bắc Cực, Tây và Nam Phi vì tại những vùng này nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 10oC. Đặc biệt ở Bắc Cực: phát thải khí nhà kính gây ấm nóng toàn cầu làm nhiệt độ Bắc Cực trong thập kỉ qua lên mức cao nhất trong ít nhất 2000 năm, làm đảo ngược 1 chiều hướng làm mát tự nhiên đã kéo dài hơn 4 thiên niên kỉ. Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Cực không đứng yên tại đó, bởi vì Bắc Cực là máy tạo thời tiết lớn nhất của Trái đất, còn được gọi là máy điều hòa của Trái đất.
Sinh quyển
- Thay đổi lý sinh học: con nguời đã làm cho các hệ sinh thái và sinh cảnh bị biến đổi và phân mảnh. Đất hoang bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp,phục vụ ngành công nghiệp. Khai thác quá mức các loài hoang dã; sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do hoạt động buôn bán các loài sinh vật một cách rộng rãi và các loài bị mất nơi sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách
- Thay đổi chu trình thuỷ văn: Các hoạt động quy hoạch thiếu hợp lý của con nguời như ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, khai thác gỗ, gây ô nhiễm… Nhu cầu ngày càng tăng nhanh và nhiều về nguồn nước ngọt làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, các quá trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai
(như ốc bươu vàng hay cây mai dương ở nước ta) hiện đang là mối đe dọa lớn nhất lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, sau nguy cơ mất sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt là những nơi bị tác động nhiều nhất. Các loài bị mất nơi sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách. Sự giảm bớt số các loài được nuôi trồng đồng thời đã làm giảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe
Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới...). Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả...
Các đại biểu Việt Nam và quốc tế tại Hội thảo “Chia sẽ kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và các bệnh mới nổi”, |
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.