Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3:
Nửa chu vi của khu vườn là:
82:2=41(m)
Gọi chiều rộng ban đầu của khu vườn là x(m)(Điều kiện: 0<x<41)
Chiều dài ban đầu của khu vườn là: 41-x(m)
Vì chiều dài hơn chiều rộng 11m nên ta có phương trình:
41-x=x+11
\(\Leftrightarrow-x-x=11-41\)
\(\Leftrightarrow-2x=-30\)
hay x=15(thỏa ĐK)
Chiều dài ban đầu là: 41-15=26(m)
Diện tích khu vườn là: \(S=15\cdot26=390\left(m^2\right)\)
Gọi số sách của chồng thứ hai là x quyển (x ∈ N*, 10 < x < 90), số sách ở chồng thứ nhất là 90 – x (quyển)
Sau khi chuyển, số sách của chồng thứ hai là x – 10 (quyển), số sách ở chồng thứ nhất là 90 – x + 10 = 100 - x(quyển)
Vì sau khi chuyển thì số sách ở chồng thứ nhất sẽ gấp đôi chồng thứ hai nên ta có phương trình:
100 – x = 2(x – 10) ⇔ 100 – x = 2x – 20 ⇔ 3x = 120 ⇔ x = 40 (tmđk)
Vậy số sách ban đầu ở chồng thứ nhất là 50 quyển, số sách ở chồng thứ hai là 40 quyển.
Do chỉ chuyển \(10\) quyển sách từ chồng thứ nhất sang chồng thứ hai .
=> Số sách không đổi , vẫn là \(: 90\) ( quyển )
Số sách chồng thứ nhất lúc sau là :
\(90 : ( 2+1 ) \times 2 = 60\) ( quyển )
Số sách chồng thứ nhất ban đầu là :
\(60-10=50\) ( quyển )
Số sách chồng thứ hai ban đầu là :
\(90-50=40\) ( quyển )
Đáp số : Chồng thứ nhất : \(50\) quyển
Chồng thứ hai : \(40\) quyển
1. Tổng số học sinh của hai lớp 8A và 8B là 78 em. Nếu chuyển 2 em từ lớp 8A qua lớp 8B thì số học sinh của hai lớp bằng nhau. Tính số học sinh của mỗi lớp.
Bài làm
Gọi số học sinh lớp 8A lúc đầu là x ( x là số nguyên dương ; học sinh )
Số học sinh lúc đầu của lớp 8B là 78 - x ( 1 ) ( học sinh )
Nếu chuyển 2 em từ lớp 8A qua lớp 8B thì số học sinh của lớp 8A là x - 2 ( học sinh )
Nếu chuyển 2 em từ lớp 8A qua lớp 8B thì số học sinh của lớp 8B là 80 - x ( học sinh )
Vì nếu chuyển 2 em từ lớp 8A qua lớp 8B thì số học sinh của hai lớp bằng nhau nên ta có phương trình :
\(x-2=80-x\)
\(\Leftrightarrow2x=82\)
\(\Leftrightarrow x=41\)
Thay x = 41 vào phương trình ( 1 ) ta có : 78 - 41 = 37 ( học sinh )
Vậy số học sinh lớp 8A và 8B lần lượt là 41 học sinh và 37 học sinh .
3. Hai thùng dầu A và B có tất cả 100 lít. Nếu chuyển từ thùng A qua thùng B 18 lít thì số lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Tính số lượng dầu ở mỗi thùng lúc đầu.
Bài làm
Gọi số lượng dầu lúc đầu ở thùng A là x ( x > 0 ; lít )
Số lượng dầu ở thùng B lúc đầu là : 100 - x ( 1 ) ( lít )
Nếu chuyển từ thùng A qua thùng B 18 lít thì số lượng dầu ở thùng A là : x - 18 ( lít )
Nếu chuyển từ thùng A qua thùng B 18 lít thì số lượng dầu ở thùng B là : 118 - x ( lít )
Vì nếu chuyển từ thùng A qua thùng B 18 lít thì số lượng dầu ở hai thùng bằng nhau nên ta có phương trình :
\(x-18=118-x\)
\(\Leftrightarrow2x=136\)
\(\Leftrightarrow x=68\)
Thay x = 68 vào phương trình ( 1 ) ta có : 100 - 68 = 32 ( lít )
Vậy số dầu lúc đầu của thùng A và thùng B lần lượt là 68 lít và 32 lít .