Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại, với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài, tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.
(Các câu in đậm là hình ảnh so sánh)
bạn thích hình ảnh nhân hoá nào thì bạn tự ghi ra nhé bởi vì đây là ý kiến riêng của mỗi người thôi. Tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó giúp cho sự vật gần gũi, sinh động hơn.
2. Trong gia đình em có rất nhiều con vật nhưng con vật mà em yêu quý nhất vẫn là chú mèo Miu. Tên đó là do em đặt cho chú. Chú là hiệp sĩ diệt chuột trong gia đình em. Mèo Miu có một cái áo ba màu. Miu có một khuôn mặt nhỏ, có lẽ bằng quả bưởi con. Đôi mắt tinh nhanh tròn như hai hòn bi của chú vẫn sáng lên trong màn đêm. Hai cái tai như hai chiếc lá lúc nào cũng dỏng lên như để nghe ngóng chuyện gì đó. Cái mũi màu hồng xinh xinh điểm thêm hai bên là những chiếc râu trắng như cước. Miu rất giỏi bắt chuột nên chẳng bao lâu mà nhà em đã vắng bóng những con chuột đáng ghét.
3. HS tự thực hiện
4. HS tự thực hiện
Hoa lựu như lửa lập loè
Nhớ khi em tưới, em che hằng ngày.
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào.
Mẹ ơi! Con thấy tội ghê!
Mặt trời đi lạc biết về ngủ đâu?
Đàn chim về ngủ trên cành
Con đò về ngủ bồng bềnh bến quê.
a, Vật nhân hoá: anh dế, cụ giáo cóc, bác giun đất, phòng lạnh, bệnh nhức xương
b, Hiện tượng tự nhiên nhân hoá: mỏi lưng, ngăn nắp, bạn gió lang thang, làm dáng, cười suốt
Em yêu thích nhất là cách nhân hoá chồi non "làm dáng" nghe rất duyên dáng, dễ thương
Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ". Vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả khiến con nhện cũng như con người, biết làm việc, biết bắc cầu. Qua đó giúp câu thơ trở nên sinh động, gần gũi.
Tham khảo: Đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và nhân hóa. Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")
2.Nhà em có nuôi một chú chó tên là Mi Mi. Mi Mi thuộc giống chó ta, là chú chó nhỏ nhất trong đàn chó mà chó mẹ vừa sinh. Mi Mi giống mẹ nên có bộ lông đen tuyền như mực, em rất thích vuốt ve bộ lông ấy vì nó rất mềm mại. Đôi mắt của Mi Mi nhỏ xíu, đen láy, chiếc tai nhỏ lúc nào cũng vểnh lên như để nghe ngóng. Chiếc mũi nhỏ lúc nào cũng ươn ướt, chiếc miệng nhỏ xinh ham ăn nhìn rất đáng yêu.
3. HS tự thực hiện.
4. HS tự thực hiện.
Em thích hình ảnh:
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
Tác dụng của hình ảnh đó là:
- Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động: bắp ngô được nhân hóa là “ông” trở nên sinh động, ngộ nghĩnh và thật gần gũi với mỗi gia đình. Ngoài ra, râu bắp ngô còn được so sánh “hồng như tơ” khiến câu thơ ví von giàu hình ảnh.
- Thể hiện tình yêu gia đình, quê hương và yêu cuộc sống của tác giả.