Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống c̠ủa̠ con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức c̠ủa̠ mỗi người. Quê hương – hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp ѵà gần gũi vô ngần. Quê hương chính Ɩà nơi chôn nhau cắt rốn của ta, Ɩà nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương ѵà hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn ѵà trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính Ɩà lí do vì sao quê hương trở nên thân thương ѵà ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ѵà rồi trở thành dòng suối mát Ɩành tắm mát ѵà gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.
Câu 1 : PTBĐ : Biểu cảm, nghị luận
Câu 2 : Phép tu từ :
- So sánh " Em ơi em Đất nước là xương máu của mình"
=> Phép so sánh làm nổi bật lên tầm quan trọng, lớn lao của đất nước. Đối với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước chăng khác gì xương máu ruột thịt của mình, phải biết gìn giữ, trân trọng và nâng niu vì nó kết tinh những gì cao quý, gần gũi nhất trong đó.
- Điệp từ
"Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở"
=> Điệp từ phải nhấn mạnh, khẳng định tình yêu "gắn bó", "san sẻ" là những tình yêu đẹp đẽ nhất và phải biết hy sinh, biết "hóa thân" vào tổ quốc. Đó là những ý thức mà con người ta phải biết nhận thức, cống hiến thì mới làm nên "Đất nước muôn đời"...
C3 ( Chưa học thành phần biệt lập )
Câu 4 : " Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở"
Câu thơ thật sâu sắc và mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì, Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo đề cập đến việc hy sinh, cống hiến cho tổ quốc mình một cách sáng suy ngẫm. " Hóa thân" tức là dành trọn, là dâng hiến cho đất nước, đó là một trách nhiệm của không chỉ một cá nhân mà cả một cộng đồng. Còn " dáng hình xứ xở " tức là bóng dáng của đất nước, chính từ sự hóa thân ấy mà khắc họa nên hình bóng tổ quốc...
Câu 5 : Đoạn thơ cho thấy tình cảm, tình yêu sâu nặng của nhà thơ đối với đất nước. Không chỉ thế, đoạn thơ còn ngụ ý đến trách nhiệm, ý thức của con người dù sống thế nào cũng phải biết cống hiến, hy sinh và dâng hiến trọn vẹn cho tổ quốc, có thế thì mới làm nên được đất nước trường tồn, đất nước muôn đời.
THAM KHẢO
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. "Sang thu" là một thi phẩm đặc sắc của ông. Với con mắt nghệ sĩ, tâm hồn nhạy cảm và ngòi bút tài hoa, Hữu Thỉnh đã có những cảm nhận mới mẻ trước sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. "Sang thu" ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết và mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Trước những sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được. Ở bài thơ, có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu.Hình ảnh thơ đẹp, ngôn từ tinh tế, giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả. Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .