K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021
Mình hưởng ứng ngày sách Việt Nam : 1. Ra chỗ bán sạch mua và đọc 2. Được tìm hiểu về truyền thống dân tộc 3 . Ủng hộ sách cho thư viện
15 tháng 5 2021

Đọc sách luôn là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, trong tiến trình văn minh nhân loại. Bởi lẽ, sách cho ta tri thức, hiểu biết và kiến thức tổng hợp về mọi phương diện của đời sống, giúp con người có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, lao động, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Tóm lại, sách góp phần giúp "con người sống người hơn" (Karl Marc) trong một xã hội luôn phức tạp và đầy biến động.

Trong dòng chảy của lịch sử văn minh nhân loại, ở nhiều nước trên thế giới, thư viện và việc tổ chức đọc sách báo cho các tầng lớp nhân dân đã xuất hiện từ nghìn năm nay. Khoảng hơn một trăm năm trở lại đây, ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á... những ngày đọc sách, lễ hội đọc sách mang tầm vóc quốc gia đã xuất hiện như một biểu trưng về văn hóa, như lễ hội đọc sách, tuần lễ đọc sách ở các nước: Pháp, Đức, Italia, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Xingapo... nhằm tôn vinh văn hóa đọc trong cộng đồng, đồng thời khẳng định giá trị và vai trò của văn hóa đọc, khuyến khích và đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thư viện tại các nước đó.

Đây là một hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để các em học sinh giao lưu, học tập, tăng cường phong trào đọc sách trong nhà trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học sinh về tầm quan trọng của sách và “văn hoá đọc” ngày nay.

Tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng những ngày qua, những độc giả tỉnh nhà đã phần nào được thỏa niềm đam mê khi tham quan khu trưng bày, giới thiệu sách tại Thư viện tỉnh. Ngoài những tư liệu về Bác Hồ, quê hương, con người Ninh Thuận… mà Thư viện tỉnh lưu giữ thì các doanh nghiệp, nhà sách đóng trên địa bàn cũng đem đến cho độc giả và những người yêu sách nhiều thông tin sâu hơn về các đầu sách được yêu thích trong nước và trên thế giới.

Các hoạt động được tổ chức liên tục, hấp dẫn càng góp phần tạo cho không gian Ngày Sách Việt Nam tại tỉnh ta thêm sôi nổi và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Một trong những hoạt động được nhiều học sinh, sinh viên đón đợi là chương trình giao lưu tọa đàm về sách và tác giả giới thiệu tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Thị Kim Hoà. Trong buổi giao lưu, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà và các em học sinh của các trường THPT trên địa bàn đã cùng nhau thảo luận về “văn hoá đọc” hiện nay, các cách tiếp cận sách, lựa chọn và đọc sách…

Cuộc thi “Tuyên truyền, giới thiệu sách” với chủ đề về một cuốn sách mà em yêu thích đã làm thay đổi nhận thức cuộc sống của em, được tổ chức vào sáng ngày 19-4, đã thu hút nhiều học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn Tp. Phan Rang – Tháp Chàm tham gia. Qua những lời kể chân thật và cách “bật mí” nội dung hấp dẫn, các thí sinh đã khiến không ít người nghe phải tò mò, muốn tìm đọc ngay cuốn sách mà các bạn nói đến. Em Phương Thư, học sinh Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: Đến với Ngày hội em thật sự cảm thấy rất vui vì mình được tìm hiểu và đọc được những cuốn sách hay, có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Trong không gian Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6, những độc giả nhí là học sinh các trường TH, THCS cũng được thể hiện niềm đam mê của mình qua cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Sách và cuộc sống”. Các hoạt động không chỉ chứng tỏ sự hiểu biết, khéo léo, sáng tạo và kỹ năng thuyết trình hấp dẫn của các em học sinh tham gia đội thi mà còn mang đến Ngày hội những thông điệp hết sức ý nghĩa tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Để tri ân bạn đọc, trong thời gian diễn ra Ngày sách, các đơn vị tham gia trưng bày, bán và phục vụ đọc sách miễn phí của các doanh nghiệp phát hành sách thực hiện chương trình bán sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi như Chi nhánh FAHASA tại Ninh Thuận áp dụng chương trình giảm giá từ 5 – 10% cho các sản phẩm dụng vụ học sinh, văn phòng phẩm, từ 30 – 50% cho các loại sách quốc văn, ngoại văn…

Thông qua các hoạt động của Ngày hội sách, hy vọng công chúng và đặc biệt là các bạn đọc trẻ tuổi nhận thức tích cực hơn về sự cần thiết của sách và việc đọc sách, góp phần thúc đẩy hơn nữa phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống tinh thân của cộng đồng và xã hội.

8 tháng 5 2022

bài này mình bó tay

28 tháng 11 2021

Tham Khảo:

Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối caoNgười Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

28 tháng 11 2021

Tham khảo

Từ "đế" có nghĩa là vua – người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Trong khi từ "nhân" – người có phạm vi hẹp hơn. Một nước có vua thì chắc hẳn sẽ có các thần dân cho nên có thể dùng từ “đế"”để nói chung. Bên cạnh đó, dùng từ đế còn khẳng định sự ngang hàng, bình đẳng giữa nước ta và phương Bắc.

Trào lưu này xuất phát từ nước ngoài, nhằm mục đích kêu gọi nhân dân ủng hộ, tình nguyện nhưng sang Việt Nam thì lại trở thành lí do để người khác chứng tỏ bản thân, làm ảnh hưởng đến thể diện của chính mình và của cả những người khác nữa. Thậm chí có người còn nói sẽ lột đồ nếu như U23 VN chiến thắng

25 tháng 12 2018

có nhiều bạn trẻ theo trào lưu này và các bạn ấy đã làm. em nghĩ trào luwlu này rất vô bổ và tốn thời gian . em xin hết

20 tháng 10 2021

Tham khảo

20 tháng 10 2021

-điểm giống nhau của bài thơ :

+cả 2 bài đều thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc

+ý thơ dồn nén cảm xúc,giọng thơ hào hùng ,đanh thép

+tình cảm của tác giả biểu thị kín đáo qua những câu thơ

-khác nhau :

+nam quốc sơn hà là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt

tick cho mình nhé

Đọc các văn bản Văn bản 1:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003BÁO CÁOVề kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc ToảnĐể thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua,...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản 

Văn bản 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Bắc Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2003

BÁO CÁO

Về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20 – 11

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Toản

Để thiết thực chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, hưởng ứng đợt phát động thi đua làm nhiều việc tốt của Ban Giám hiệu nhà trường, trong tháng 11 vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là:

1) Về học tập: cả lớp đã có 86 tiết học được xếp loại tốt. Cả lớp được 16 điểm 10, 25 điểm 9 trong đó bạn Lê Văn là người đạt nhiều điểm 9 và 10 nhất. Trong số 45 bạn chỉ có 2 bạn bị điểm dưới trung bình.

2) Về kỉ luật: Cả lớp không bạn nào đi học muộn, không bạn nào bị thầy, cô giáo nhắc nhở trong giờ học, không xảy ra điều gì ảnh hưởng tới việc học tập của lớp.

3) Về lao động: Lớp đã tham gia lao động tập thể 3 buổi theo lịch của nhà trường: dọn vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ cây. Kết quả lao động đều tốt, 4 bạn nghỉ có lí do.

4) Các hoạt động khác: Lớp đã tham gia 2 tiết mục trong buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường; làm được 1 tờ báo tường với chủ đề chào mừng ngày 20 – 11.

Thay mặt lớp 7B

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Văn bản 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nam Định, ngày 8 tháng 9 năm 2003

BÁO CÁO

Về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt

Kính gửi: Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Hưởng ứng phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt vượt qua những khó khăn do thiên tai gây ra, lớp 7C đã tiến hành quyên góp được một số quà gửi các bạn học sinh vùng lũ lụt như sau:

1) Quần áo: 6 bộ

2) Sách vở: 12 bộ sách giáo khoa cũ (lớp 6) và 30 quyển vở học sinh

3) Tiền mặt: 100 000 đồng.

Tất cả các bạn đều đóng góp, ủng hộ. Trong đó bạn Hoàng Hà là người ủng hộ nhiều nhất: 1 bộ quần áo và 20 000 đồng.

Thay mặt lớp 7C

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

2. Trả lời câu hỏi

a) Viết báo cáo đề làm gì?

b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em.

1
11 tháng 5 2019

a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:

    + Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.

    + Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:

    + Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.

    + Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp

    + Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.

13 tháng 2 2020

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.

Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.

Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.

Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.
Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!

Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.

Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.