Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
Tiên là trước; Hậu là sau
Học lễ nghĩa đầu tiên, sao đó ta mới học văn chương. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh. Chúng ta không biết xem trọng chúng nên mới dẫn đến tình trạng đạo đức của học sinh chúng ta ngày càng đi xuống. Có nhiều người chỉ học hành vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng, đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có được đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời trọng vọng. Chúng ta ai cũng mong muốn được trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nền nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay bây giờ ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân.
Chữ “lễ” ở đây theo nghĩa rộng là đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
Tiên học lễ , hậu ọc văn có nghĩa là vào trường thì phải học nề nếp, lễ độ sau đó ta mới học đến học văn hóa,vừa trau dồi kiến thức về học tập văn hóa vừa lễ độ hơn.
Tiên Học Lễ
Tiên: Đầu Tiên
Lễ: Văn Hóa
Nghĩa: Đầu tiên, chúng ta phải học văn hóa trước.
Hậu Học Văn
Hậu: Sau
Văn: Kiến Thức
Nghĩa: Sau đó, chúng ta mới học kiến thức được.
Nghĩa toàn diện: Trước tiên, ta cần phải học văn hóa trước. Sau đó, ta mới có thể học kiến thức.
---------------CHÚC BẠN HỌC TỐT--------------
___________________________________
Tiên học lễ , hậu học văn Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép , rồi mới học đến văn hoá
Tiên Học Lễ:
Tiên: Đầu
Lễ: Văn Hóa, Lễ Độ
\(\Rightarrow\) Trước tiên phải học văn hóa, lễ phép trước.
Hậu Học Văn:
Hậu: Sau
Văn: Kiến thức
\(\Rightarrow\) Sau khi học văn hóa xong thì mới có thể học kiến thức.
Tiên học lễ hậu học văn có nghĩa là:
+ Tiên học lễ : Đầu tiên chúng ta phải học lễ phép, văn hoá, lễ độ trước
+ Hậu học văn : sau học lễ phép thì chúng ta mới học kiến thức giáo dục
=> Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng muốn thành người tài thì đầu tiên phải học lễ phép, nhân cách sau đó thì mới cần kiến thức, học giỏi
Có lễ độ
+ Đi xin phép, về chào hỏi.
+ Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già khi ngồi trên ô tô
+ Gọi dạ bảo vâng
Thiếu lễ độ:
+ Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.
+ Nói trống không.
Hành vi, thái độ |
Có lễ độ |
Thiếu lễ độ |
1. Đi xin phép, về chào hỏi |
x |
|
2. Nói leo trong giờ học |
|
x |
3. Gọi dạ, bảo vâng |
x |
|
4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người |
|
x |
5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô |
x |
|
6. Kính thầy, yêu bạn |
x |
|
7. Nói trống không |
|
x |
8. Ngắt lời người khác |
|
x |
1.tiết kiêm là ko tiêu xài tiền bạc của cai 1 cách phung phí mà cần sử dụng 1 cách hợp lí.
những hành vi trái vs tiet kiệm:phung phí,......
2.đầu tiên phải học lễ nghĩa(lễ phép),sau đó bắt đầu đến học hành
3.Đi xe máy đội mũ bảo hiểm
-kính trên , nhường dưới
.............................
1-Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất thời giang sức lực của mik và của ngưới khác
-Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mik và của người khác
2 tiên học lễ hậu học văn có nghĩa: đầu tiên là phải học đạo đức lễ nghĩa khi đã có một nhân cách hoàn thiện thì ms bắt đầu học chữ
3 -không vượt đèn đỏ
-không đi học trễ
-...
1.Lễ độ là cách cư sử đúng mực khi giao tiếp với người khác
-Lễ độ là biếu hiện sự tôn trọng, quý mến của mình với mọi người.
-Lễ độ là biểu hiện của ngươdi có văn hóa,có đạo đức, giúp cho con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn
2.Để trở thành người có phẩm chất lễ độ em cần:
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
3. 2 Câu cao dao tục ngữ:
- Đi thưa về gửi
-Có công mài sắt có ngày nên kim
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
- Những ứng xử khi giao tiếp :
+ Đi xin phép,về chào hỏi
+ Gọi dạ, bảo vâng
+ Nhường chỗ cho người già,người tàn tật....trên xe ô tô
+ Kính thầy,yêu bạn
- Những câu ca dao tục ngữ :
+ Kính trên nhường dưới
+ Tiên học,lễ hậu học văn
+ Lời chào cao hơn mâm cỗ
+ Ăn coi nồi,ngồi coi hướng
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
* Em hiểu câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” như sau:
- Tiên học lễ :
Tiên chính là đầu tiên, là trước hết
Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép.
Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng mọi người trong xã hội.
- Hậu học văn:
Hậu chính là sau
Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội
Ý nghĩa chính của vế thứ hai là sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
bùi thùy duơng Không có gì = ^_^ =