K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2021

Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa – suy nghĩ đó hoàn toàn đúng. Mất nước Nga có nghĩa là mất nhà, mất làng xóm, mất quê hương. Đó là những gì thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Mất nước Nga là mất tất cả những gì khiến con người gắn bó với Tổ quốc. Cuộc sống mất mát, nô lệ ấy còn gì ý nghĩa. Câu nói giản dị vang lên từ trái tim chân thành của Ê-ren-bua, giữa hoàn cảnh chiến tranh đầy ác liệt, thật thấm thía, xúc động đối với mỗi người dân Xô viết khi ấy, tiếp cho họ sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ quyết tâm bảo vệ đất nước.

29 tháng 2 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

29 tháng 2 2020

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

9 tháng 6 2020

hmmm...đoạn văn đâu ạ ?

11 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
 

30 tháng 4 2021

Những câu thơ Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em về hình ảnh chú bé Lượm. Lượm là 1 chú bé có thân hình nhỏ bé, loắt choắt nhưng vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu. Dáng đi nhanh thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh với chiếc mũ ca lô đặt trưng các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch hẳn sang 1 bên thể hiện là chú bé tinh nghịch lại hồn nhiên yêu đời. Đeo trên vai chiếc xắc nhỏ xinh xinh, Lượm là 1 chàng chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập và phấn đấu để thể hiện lòng biết ơn và cũng để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam càng ngày giàu đẹp hơn.

Con cặc

Đức Long Quân cho mượn gươm thần giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.  Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân nên đã cho mượn thanh gươm thần. SỞ dĩ cho mượn mà không tặng hẳn bởi vì Đức Long Quân như có ý nhắc nhở Lê Lơik không nên ỷ lại quá nhiều vào bảo vật của trời đất, đã là thuộc về cõi tiên thì cuối cùng cũng trong tay của thần, nó chỉ về đúng chỗ mà thôi. Hơn nữa Long Quân cũng muốn nhắc nhở Lê Lợi về việc khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi đã thái bình rồi thì nên dùng đạo để bình dân chứ không phải vũ khí. Hơn nữa việc trả lại gươm đã giải thích cho tên gọi Hồ Gươm cũng như hồ Hoàn Kiếm.

21 tháng 1 2021

đánh dấu câu đc ko bn

22 tháng 2 2022

Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

      Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể.

22 tháng 2 2022

Cảm ơn bạn nha.Bài văn viết vừa dài lại vừa hay nữa

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

 Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!

- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.

- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!

- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.

- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…

… Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo….

(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Em hiểu “Cảm hóa “ nghĩa là gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Từ câu chuyện “cảm hóa” nhau của cáo và hoàng tử bé trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về tình bạn của hoàng tử bé và con cáo

2
19 tháng 10 2021

TL

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

K cho mik nha

HT

19 tháng 10 2021

TL:

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

^HT^