Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.
Tham khảo
Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.
Bài học về thái độ sống
Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Bài học về lòng tốt với những người xung quanh
Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bài học về cách đánh giá người khác
Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.
Bài học về tình bạn chân thành
Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.
Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết
Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.
bai hoc : lang nghe nhung goi y cua ng'khac de hieu tat ca su viec ;su vat ;khonh khoe khoang ;tu cao tu dai ;khong tham lam ich ki ;
khong nen chu quan kieu ngao, cho minh la dung, neu chu quan kieu ngao se bi tra gia dat tham chi ca tinh mang