K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2016

- Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta : Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, trẻ nên có nguồn lao động rất dồi dào. Nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta

- Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát triển  dân số ở nước ta hiện nay : Lao động nước ta chủ yếu hoạt động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia tăng dân số ở khu vực nông thôn còn cao, làm cho tốc độ gia tăng dân số của cả nước khá cao

2 tháng 9 2016

Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

 

 

 

Ngày 23-6-1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có những điểm chính:

 

Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.

Đón đoàn đất liền ra thăm đảo - Ảnh: Văn Thành Châu.

Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển.

Cùng với việc giải quyết một cách căn bản các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Việt Nam đã đàm phán đi đến ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Camphuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung với Malayxia (1992); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); Hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malayxia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonexia; phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malayxia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunây. Việt Nam cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR - vùng trời); xác định vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải (VNMCC); vùng tìm kiếm cứu nạn (theo quy định của Công ước SAR 79 - vùng biển); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin đã ký kết và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông; năm 2010, chúng ta hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã xác định đường biên giới rõ ràng trên đất liền với hệ thống cột mốc hiện đại, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn Biển ASEAN (AMF)…

Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng cho ngư dân ta về các thỏa thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta còn tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan (đã tiến hành trên 21 chuyến), với Hải quân Campuchia (đã tiến hành trên 19 chuyến) và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc (đã tiến hành được 10 chuyến). Lập kênh thông tin đường dây nóng giữa Tư lệnh Hải quân Việt Nam với Tư lệnh Hải quân một số nước trong khu vực, qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên biển. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…

Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Trung Quốc đã phản đối, tìm cách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, vừa lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khí với Việt Nam, kể cả việc sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển. Chúng ta đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý của phía Trung Quốc. Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam.

Cũng trong lĩnh vực dầu khí, Việt Nam đã kiên quyết, đấu tranh phản đối phía Trung Quốc tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ta đã kết hợp chặt chẽ trên mặt trận ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc phía Trung Quốc phải dừng các hoạt động bất hợp pháp này. Phía ta cũng có nhiều biện pháp bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân ta trên biển, kiên quyết phản đối và bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta. Đặc biệt, Trung Quốc tổ chức bắt, phạt tàu đánh cá của ngư dân ta đang hành nghề hợp pháp trên các vùng biển của ta; một số vụ bắt khi ngư dân ta đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, bắt người nhà lên biên giới nộp tiền mới thả tàu; phạt lần sau cao hơn lần trước; thậm chí còn đuổi bắt và bắn vào tàu cá của ta. Mục đích cuối cùng là để cho ngư dân ta không dám ra làm ăn trên vùng biển này, đây là hành động có sự tính toán của họ nhằm khẳng định chủ quyền. Gần đây Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được. Đối với trong nước, chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

1 tháng 4 2017

Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

Ngày 23-6-1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có những điểm chính:

Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.

Đón đoàn đất liền ra thăm đảo - Ảnh: Văn Thành Châu.

Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển.

Cùng với việc giải quyết một cách căn bản các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Việt Nam đã đàm phán đi đến ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Camphuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung với Malayxia (1992); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); Hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malayxia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonexia; phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malayxia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunây. Việt Nam cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR - vùng trời); xác định vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải (VNMCC); vùng tìm kiếm cứu nạn (theo quy định của Công ước SAR 79 - vùng biển); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin đã ký kết và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông; năm 2010, chúng ta hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã xác định đường biên giới rõ ràng trên đất liền với hệ thống cột mốc hiện đại, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn Biển ASEAN (AMF)…

Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng cho ngư dân ta về các thỏa thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta còn tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan (đã tiến hành trên 21 chuyến), với Hải quân Campuchia (đã tiến hành trên 19 chuyến) và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc (đã tiến hành được 10 chuyến). Lập kênh thông tin đường dây nóng giữa Tư lệnh Hải quân Việt Nam với Tư lệnh Hải quân một số nước trong khu vực, qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên biển. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…

Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Trung Quốc đã phản đối, tìm cách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, vừa lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khí với Việt Nam, kể cả việc sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển. Chúng ta đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý của phía Trung Quốc. Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam.

Cũng trong lĩnh vực dầu khí, Việt Nam đã kiên quyết, đấu tranh phản đối phía Trung Quốc tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ta đã kết hợp chặt chẽ trên mặt trận ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc phía Trung Quốc phải dừng các hoạt động bất hợp pháp này. Phía ta cũng có nhiều biện pháp bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân ta trên biển, kiên quyết phản đối và bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta. Đặc biệt, Trung Quốc tổ chức bắt, phạt tàu đánh cá của ngư dân ta đang hành nghề hợp pháp trên các vùng biển của ta; một số vụ bắt khi ngư dân ta đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, bắt người nhà lên biên giới nộp tiền mới thả tàu; phạt lần sau cao hơn lần trước; thậm chí còn đuổi bắt và bắn vào tàu cá của ta. Mục đích cuối cùng là để cho ngư dân ta không dám ra làm ăn trên vùng biển này, đây là hành động có sự tính toán của họ nhằm khẳng định chủ quyền. Gần đây Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được. Đối với trong nước, chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

15 tháng 12 2017

Ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ thì thềm lục địa nông và rộng. Còn ở các khu vực có núi ăn lan ra sát biển như Trung Bộ thì thềm lục địa hẹp và sâu…

23 tháng 2 2017

GDP/người thể hiện mối quan hệ giữa Sự phát triển kinh tế và số dân, chính xác hơn là thể hiện được Tổng sản phẩm quốc nội với số dân => Chọn đáp án A

29 tháng 1 2016

*Các tuyến giao thông quan trọng của TN và DHNTB
-Đường sắt thống nhất tính từ Đà Nẵng đến Phan thiết .

-Đường ô tô quan trọng nhất là quốc lộ 14 từ Thừa thiên Huế - Plây cu - Buôn ma Thuật - ĐNB .

-Quốc lộ 19 là tuyến đường đông Tây từ QuyNhơn - Plây cu - Căm phu chia.

-Quốc Lộ 21- Nha Trang- BuônMa thuật- Căm Pu chia.

-Các tuyến giao thông gắn kết giưa TN với ĐNB diển hình quốc lộ 20, 13 .
 

*Mối quan hệ giữa TN với DHNTB .

-Quan hệ về mặt kinh tế : giữa TN và NTB có mối quan hệ kinh tế không thể thiếu nhau được và bằng các mạch máu giao
thông nêu trên NTB cung cấp cho TN các nguồn lương thực, thực phẩm từ biển như gạo, muối, hải sản,mắm và đặc biệt là các thiết
bị côngnghệ phanbón và nguồn lao động.

-TN cung cấp cho NTB và cho cả nước trước hết là nguồn năng lượng điện các sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản
như cà phê, cao su, chè búp, dâu tằm. Đặc biệt TN cung cấp gỗ lâm sản cho cả khu vực phía Nam và cho cả xuất khẩu.

- Quan hệ về mặt sinh thái môi trường : TN vì là vùng lãnh thổ có chức năng là nơi tựa lưng của DHMT, đặc biệt là vùng
lãnh thổ đầu nguồn của NTB và ĐNB, vì thế việc khai thác và bảo vệ TN, môi trường sinh thái của TN chính là bảo vệ và giữ cân
bằng hệ sinh thái cho NTB và cho ĐNB do đó có thể nói TN – NTB - ĐNB nằm trong vùng hệ thống TN, sinh thái, kinh tế hoàn
chỉnh luôn luôn quan hệ hoàn chỉnh lẫn nhau.

- Quan hệ về an ninh quốc phòng: Nếu trong kinh tế sinh thái TN được coi là nơi tựa lưng của NTB thì trong bảo vệ an ninh
quốc phòng TN chính là bức tường, là hàng rào bảo vệ cho NTB và ĐNB, vì thế bảo vệ an ninh cho TN là bảo vệ cho NTB và
ĐNB.
 

1 tháng 12 2017

Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch của nước ta hiện nay là đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch để vừa nâng cao năng suất, vừa nâng cao chất lượng nông sản

=> Chọn đáp án B

12 tháng 12 2021

Tham khảo

 

a) Khái quát sự phân hóa Đông – Tây của thiên nhiên nước ta: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành ba dải rõ rệt.

 - Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

 - Vùng đồng bằng ven biển:

  + Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền

  + Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

  + Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt gió mùa; vùng núi thấp phía Nam của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Vùng núi cao của Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên mang tính chất ôn đới.

  + Đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đón gió mùa Tây Nam có mưa lớn thì Đông Trường Sơn lại chịu hiệu ứng phơn khô nóng. Ngược lại, vào thời kì thu đông, khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào gặp bức chắn địa hình gây mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.

b) Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

  + Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

 

  + Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ



 

12 tháng 12 2021

Tham khảo:
 

Ngoài sự phân hóa Bắc  - Nam thì thiên nhiên nước ta có sự phân hóa Đông – Tây. Điều đó được thể hiện chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Độ nông-sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

Vùng thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bờ; vùng thềm lục địa Nam Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.

-Thiên nhiên vùng biển nước ta rất giàu có và đa dạng.

Vùng đồng bằng ven biển

- Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

-Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

 - Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây dải đồng bằng ven biển này.

Vùng đồi núi

- Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông-Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

-Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

- Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

29 tháng 12 2016
I. Khái quát về tâm lý học lứa tuổi

– Đối tượng nghiên cứu:

  • TLHLT: hiện tượng tâm lý trong từng giai đọan lứa tuổi
  • TLHSP: hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục à hiệu quả tối ưu
II. Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em.

1. Khái niệm chung về sự phát triển tâm lý trẻ em.

a) . Quan niệm về trẻ em.

Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ lại. Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng.

b) Quan điểm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em:

– Thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến, đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, phủ nhận tính tích cực của họat động cá nhân

– Thuyết tiền định: yếu tố di truyền/gen quyết định sự phát triển tâm lý.

– Thuyết duy cảm: môi trường xung quanh quyết định sự phát triển tâm lý à muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường của họ.

– Thuyết hội tụ hai yếu tố: Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn thành hiện thực.

c) Quan điểm duy vật biện chứng:

– Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng mà có khủng hoảng và có đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm cho tâm lý của nó được hình thành và phát triển.

2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.

– Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý

– Tính toàn vẹn của tâm lý

– Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:

3. Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý:

– Giáo dục,dạy học giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.

III. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.

– Tâm lý học Mácxít (Vưgotxki) coi lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trình phát triển chung và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất.

– Sự chuyển tiếp từ giai đọan lứa tuổi này sang lứa tuổi khác gắn liền với việc thay đổi tình huống xã hội, xuất hiện cấu tạo tâm lý mới, thay đổi dạng họat động chủ đạo.

– Có sự đan xen giữa các giai đọan bình ổn và khủng hoảng.

CHƯƠNG 2:

TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THIẾU NIÊN (HS TRUNG HỌC CƠ SỞ)

I. Những điều kiện của sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS.

1. Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh THCS:

– Phát triển nhanh, mạnh nhưng không đồng đềuà biểu hiện tâm lý khó chịu

Hệ xương

Hệ tim mạch

Tuyến nội tiết

Hệ thần kinh

Thời kỳ phát dục

  1. Sự thay đổi của điều kiện sống.

– Được thừa nhận cao hơn nhi đồng.

– Từ vị trí “trẻ con” chuyển dần sang vị trí mới “vừa là trẻ con, vừa là người lớn”

II. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên

1/ Giao tiếp với người lớn

– Cấu tạo tâm lý mới: “cảm giác mình là người lớn”.

– Nhu cầu được độc lập, tự khẳng định trong quan hệ với người lớn.

– Xuất hiện nhiều mâu thuẫn.

– Có xu hướng cường điệu hóa.

2/ Giao tiếp với bạn bè

– Nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm chỗ đứng trong tập thể.

– Quan hệ bạn bè thân thiết “sống chết có nhau”, xây dựng trên bộ luật tình bạn. Trò chuyện tâm tình giữ vị trí quan trọng.

– Xuất hiện tình bạn khác giới quan tâm lẫn nhau, ưa thích lẫn nhau nhưng ở các em nam còn bộc lộ rất vụng về. Tình bạn lành mạnh trong sáng là động lực giúp nhau học tập.

III. Hoạt động nhận thức

– Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, trí nhớ, chú ý,tư duy, tưởng tuợng.

– Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

– Một số nhận xét còn cảm tính.

IV. Đặc điểm đời sống xúc cảm- tình cảm.

– Phong phú cả về nội dung và hình thức biểu hiện.

– Còn mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn.

V. Đặc điểm nhân cách

– Nội dung và mức độ tự nhận thức không diễn ra cùng lúc.

– Khả năng đồng nhất với giới tính.

– Bắt đầu có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức nhưng còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhận xét của người khác.

CHƯƠNG 3:

TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH (HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)

I/ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THPT.

1/ Đặc điểm cơ thể:

– Cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp.

– Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và đạt được những thành tích về cơ thể như người lớn.

2/ Điều kiện xã hội của sự phát triển:

– Hoạt động của thanh niên phong phú, phức tạp về nội dung và hình thức.

– Hứng thú mở rộng, quan hệ giao tiếp sâu rộng.

– Giữ vị trí như người lớn, có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn thiếu niên.

– Có vị trí bình đẳng trong gia đình.

II/ Họat động học tập-hướng nghiệp:

– Xu hướng nghề nghiệp là nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm.

– Chi phối tới tình cảm , tự ý thức, năng lực và tính cách.

III/ Đặc điểm họat động nhận thức

– Tính suy luận, hệ thống, thực tiễn và chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức (tri giác, ghi nhớ, chú ý,…).

– Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

– Một số nhận xét còn cảm tính.

IV/ Đặc điểm đời sống xúc cảm-tình cảm

1/ Xúc cảm:

– Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tang.

2/ Tình cảm gia đình:

– Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.

3/ Tình bạn:

– Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn.

– Mang tính xúc cảm cao

4/ Tình yêu:

– Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.

–> Không vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.

V/ Những đặc điểm nhân cách chủ yếu.

1/ Sự phát triển tự ý thức

– Có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá, xây dựng hình ảnh bản thân

– Thông qua so sánh à Biết đánh giá mình trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách.

– Tuy nhiên, có lúc còn đánh giá chưa đúng do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phân tích.

2/ Xu hướng của nhân cách:

2.1. Nhu cầu:

– Nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân.

2.2. Sự hình thành thế giới quan

– Xây dựng quan điểm sống đã đi vào bản chất và mang tính hệ thống.

2.3. Lý tưởng sống:

– Đang trong quá trình quan tâm tìm kiếm và lựa chọn.

CHƯƠNG 4: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

I/ HOẠT ĐỘNG DẠY

– Hoạt động dạy là hoạt động của thầy cô giáo tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền VH-XH, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng.

– Phân biệt dạy và hoạt động dạy:

Dạy

Hoạt động dạy

Tính mục đích:– MĐ không định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống bất ngờ thông qua đó, dạy một số điều trong cuộc sống. Kiến thức có được không phải là mục đích cuối cùng mà là hệ quả của quá trình song song diễn ra trong hoạt động khác.Nội dung:

– Kinh nghiệm sống

Phương thức:

– Diễn ra mọi lúc mọi nơi

– Không tuân theo phương pháp nào cả

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ rang, nội dung được xây dựng và hoàn chỉnh

– Kiến thức khoa học, hệ thống

– Diễn ra theo phương thức nhà trường.

– Có phương pháp, phương tiện hỗ trợ.

Đặc điểm của họat động Dạy

Mục đích của hoạt động dạy: Giúp trẻ lĩnh hội nền VH-XH để tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.

G chỉ tổ chức và điều khiển việc tái tạo lại nền VH-XH vào đầu đứa trẻ để tạo ra cái mới trong tâm lý trẻ chứ không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới hay tái tạo tri thức cho mình.

Con đường thực hiện: Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo năng lực loài người cho từng trẻ dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ.

II/ HỌAT ĐỘNG HỌC

Họat động học là họat động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành vi,…một cách khoa học và hệ thống.

Phân biệt Học và Hoạt động học

Học một cách ngẫu nhiên

Hoạt động học

Tính mục đích:– MĐ không được định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống ngẫu nhiên.Nội dung:

– Kiến thức rời rạc, ngẫu nhiên, đơn giản, không khái quát.

Phương pháp, phương tiện:

–Ít cần

Chủ thể:

– Bất kỳ

Thời gian, không gian:

– Mọi nơi, mọi lúc.

Kết quả:

– Kinh nghiệm, giúp thích nghi.

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ ràng.

– Kiến thức khoa học được kiểm chứng, khái quát, hệ thống.

– Cần

-Có danh xưng

– Có quy định.

– Hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng tạo ra năng lực thực tiễn và sáng tạo.

– Đối tượng của họat động học: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

– Mục đích sâu xa nhất của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân người học.

– Được điều khiển có ý thức

– Còn nhằm lĩnh hội phương pháp học

*HÌNH THÀNH HỌAT ĐỘNG HỌC 1. Hình thành động cơ học tập: Có hai lọai động cơ:
  1. Động cơ hòan thiện tri thức (động cơ bên trong): Động lực chính là tri thức, kỹ năng, kỹ xảoà tối ưu (theo quan điểm Sư phạm)
  2. Động cơ quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài): học để phục vụ xã hội, học để hài lòng cha mẹ, học vì điểm số…

– Cả hai loại động cơ trên cùng diễn ra, làm thành một hệ thống.

– Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học tập dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ của người học) và nhiều yếu tố khách quan (cha mẹ, thầy giáo, bè bạn,…)

2. Hình thành mục đích học tập:

– Mục đích học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các khái niệm của môn học.

3. Hình thành hành động học tập:

  • Hình thức tồn tại khái niệm:

Có 3 hình thức tồn tại khái niệm:

  1. Hình thức vật chất: khái niệm được khách quan hóa ở vật thể, đồ vật.
  2. Hình thức “mã hóa”: khái niệm cư trú ở vật liệu khác: ký hiệu, mô hình, sơ đồ, lời nói.
    1. Hình thức tinh thần: cư trú ở trong tâm lý con người.
  • Cấu trúc của quá trình hình thành khái niệm

– Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở H, kích thích hứng thú nhận thức của H, có thể đưa H vào tình huống có vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn.

– Bước 2: Tổ chức cho H hành động để phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó của khái niệm. (tuỳ theo lứa tuổi mà tổ chức hành động như thế nào)

– Bước 3: Dẫn dắt H vạch ra được những nét bản chất của khái niệm.

– Bước 4: Giúp H đưa những dấu hiệu bản chất và logic của khái niệm vào định nghĩa (giúp H tự phát biểu định nghĩa qua các dấu hiệu bản chất và logic).

– Bước 5: Hệ thống hóa khái niệm (đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm đã học được trước đây để tạo tính liên tục, hệ thống cho bài học).

– Bước 6: Luyện tập vận dụng khái niệm vừa nắm được.

III/ DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Dạy học đi trước sự phát triển, hướng vào sự phát triển, đưa đến sự phát triển cao hơn (hướng vào vùng phát triển gần).

Các chỉ số phát triển trí tuệ nhận thức:

– Nhanh trí – tính định hướng, tốc độ định hướng của trí tuệ.

– Chóng hiểu chóng biết, tính khái quát.

– Tính tiết kiệm của tư duy tìm ra cách ngắn gọn nhất trong nhiều cách giải.

– Tính phê phán.

– Tính mềm dẻo: vận dụng trong những trường hợp có sự thay đổi.

– Tính sâu sắc trong việc hiểu vấn đề.

CHƯƠNG 5: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

I/ ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

– Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.

– Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

Tiêu chuẩn đánh giá một hành vi đạo đức

– Tính tự giác: Chủ thể thực hiện hành vi một cách có ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và được thúc đẩy bởi động cơ chính bên trong nội tâm của mình (tự nguyện, sẵn lòng, vui lòng, mong muốn thực hiện chứ không bị cưỡng bức, áp chế)

– Tính có ích: Hành vi đó phải mang lại lợi ích, ý nghĩa cho người khác, cho xã hội.

– Tính không vụ lợi: Hành vi được thực hiện trước hết vì lợi ích của người khác, của xã hội (mình vì mọi người), không tính toán, không lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm.

II/ CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA MỘT HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

Tri thức đạo đức là những hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng sâu sắc và vững chắc của con người về tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức, nó trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội

Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Ý chí đạo đức bao gồm:

+ Thiện chí đạo đức là mong muốn thực hiện một hành vi đạo đức, mong muốn thực hiện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhóm người.

+ Nghị lực là khả năng vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu của con người, nếu được thỏa mãn thì thấy dễ chịu và ngược lại.

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN

I/ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

– Đối tượng lao động sư phạm là con người

– Công cụ của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên.

– Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

– Nghề mang tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo cao

+ Tính khoa học:

* Sự sắp xếp bài giảng theo trình tự logic

* Căn cứ vào quy luật lứa tuổi và nhân cách

* Tính chính xác, hiện đại của ND dạy học

+ Tính nghệ thuật

* Sự diễn đạt bằng lời nói, ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười.

* Ưng xử sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm

* Giao tiếp sư phạm,

+ Tính sáng tạo: không lặp lại đối tượng, giáo án, phương pháp

II/ NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

a) Phẩm chất

Thế giới quan khoa học, tình yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng nghề, các phẩm chất khác: long nhân đạo, sự công tâm, lòng tôn trọng, tính giản dị, tính khiêm tốn, tính mục đích, tính quyết đóan, tính kiên nhẫn, tính tự chủ, tự kiềm chế.

b) Năng lực

Nhóm năng lực dạy học:

– Năng lực hiểu học sinh

– Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên (Năng lực hiểu biết rộng)

– Năng lực chế biến tài liệu

– Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học

– Năng lực ngôn ngữ

Nhóm năng lực giáo dục:

– Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

– Năng lực giao tiếp sư phạm

– Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: (nhanh trí, khéo léo, mang tính giáo dục) cư xử trong 1 tình huống cụ thể để đạt đến các yêu cầu: nghệ thuật, giáo dục

– Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực tổ chức các họat động sư phạm

III/ SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN GIÁO VIÊN

– Uy tín là tài năng và tấm lòng của người giáo viên

– Có uy tín thực và uy tín giảhihi

10 tháng 5 2019

Đáp án C

Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện rõ nét nhất là dưới sự tác động của các quá trịnh ngoại lực (mài mòn, xâm thực, rửa trôi, vận chuyển, bồi tụ,…) thì các vật chất, bùn,… được vận chuyển về bồi tụ ở hạ lưu các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long,…