K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2021
 
 
 

I. Tác hại của chuột:

Chuột là đối tượng dịch hại quan trọng. Mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số lượng thức ăn nặng bằng trọng lượng cơ thể của nó. Chuột ăn nhiều lần trong ngày - đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Đặc biệt chuột có bộ răng dài ra liên tục nên chúng có tập quán mài răng nên gây ra những tác hại rất lớn, ngoài ra còn cắn phá các vật dụng gia đình, sách vở, quần áo, vật nuôi,.. chuột là môi giới lây truyền bệnh nguy hiểm cho người.

II. Đặc điểm của chuột:

Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có vú nhỏ, có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn; chuột có khả năng sinh sản và tái lập quần thể rất nhanh chóng. Nên việc diệt chuột đòi hỏi phải tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và phải dựa vào các đặc tính sinh lý của chuột để đưa ra những biện pháp diệt chuột hiệu quả.

III. Biện pháp diệt trừ chuột:

Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất ta phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Dù là phương pháp nào chúng ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột ở từng khu vực, từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người; phải tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt trên diện rộng vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong thời điểm chúng xuất hiện.

1. Biện pháp vật lý:

 - Dùng bẫy keo dính chuyên dụng, bẫy lồng, bẫy kẹp sắt, bẫy cung tre…đặt gần nơi ẩn trú hoặc đường đi của chuột để tiêu diệt.

2. Biện pháp sinh học:

Sử dụng thiên địch của chuột để diệt chuột như duy trì và phát triển đàn mèo, chó; bảo vệ các loài rắn, chim cú mèo…

3. Biện pháp hóa học:

 Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT như: Biorat; Rat-K 2%D, CAT 0,25WP, Ranpart 2%D, Fokeba 20%, Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Musal 0,005WB… ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường. Trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm, cua cá… Đặt mồi trộn gần nơi ẩn trú hoặc đường đi của chuột để diệt chuột. Sau khi đặt bả phải đóng hết các cửa kho lại. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm, hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn.

Chú ý:

- Người trực tiếp trộn thuốc và đặt bả phải sử dụng bảo hộ lao động như đeo khẩu trang và găng tay.

- Tổ chức thu gom chôn xác chuột chết, thu gom xử lý bao bì thuốc đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 - Trong trường hợp bị ngộ độc do tiếp xúc với thuốc (ăn, uống thực phẩm có dính thuốc…) phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

* Tóm lại:

        Vì thế có thể nói chuột là một trong những sinh vật gây hại rất to lớn đến vấn đề bảo quản nông sản trong kho... làm ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, hiệu quả phòng trừ chưa đạt kết quả cao là do chuột rất nhanh nhẹn, thận trọng trong lúc đi tìm kiếm thức ăn, mặt khác trong kho thường tồn lưu nông sản, hàng hóa lên tục và có nhiều kẽ hở để chúng ẩn nấp gây hại.

         Do đó, đối với công tác điều tra, xác định  phát hiện sớm đối tượng này để phòng trừ, tiêu diệt kịp thời, đúng thời điểm chúng xuất hiện và đã mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự gây hại của chúng. 

 

26 tháng 10 2017

câu 1:

a) lợi ích:

- tiêu diệt 1 số sâu bọ gây hại

- dùng làm thuốc để ngâm rượu

b) tác hại

- gây ngứa ngáy cho người và động vật

- hút máu của động vật

câu 3:

- cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, ngực, bụng

- phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

16 tháng 10 2017

Câu 5:

-Nhờ hoạt động đào xới của chúng giúp đất được tơi xốp và thoáng khí, giúp rễ cây có thể hô hấp đc => tăng khả năng hấp thụ nước của cây.
-Giun đất ăn đất, khi chúng thải phần đất thừa ra ngoài, phần đất này làm nguồn mùn và dinh dưỡng cho đất=> tăng độ màu mỡ của đất, có lợi cho trồng trọt.

16 tháng 10 2017

Câu 2:

Đặc điểm chung của ĐVNS là:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi, cấu tạo chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.

+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Sinh sản vô tính phân đôi.

+di chuyển bằng lông bơi, roi bơi, chân giả hoặc tiêu giảm.

20 tháng 4 2016

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là: 

+ Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước ->giảm sức cản của nước khi bơi

+da trần phủ chất nhầy vá ẩm dễ thấm khí -> giúp hô hấp trong nước 

+các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ->tạo thành chân bơi  để đẩy nước

tích cho mình nhé 

20 tháng 4 2016

đặc điểm cáu tạo ngoài của ếch thich nghi với đời sống ở cạn là : 

+ mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi dể ngửi và để thở )-> dễ quan sát 

+mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra tai có màng nhĩ -> bảo vệ mắt gúp mắt không bị khô nhận biết âm thanh trên cạn 

+chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho việc di chuyển

6 tháng 5 2016

-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. 
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. 
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiênsu phat trien phoi ko le thuoc vao long noan hoang trong trung, phoi dc nuoi bang chat dinh duong cua co the me wa nhau thai 
phoi phat trien trong co the me nen an toan va co day du cac dieu kien song thich hop cho su phat trien 
co so sinh va con non dc nuoi bang sua me ko le thuoc vao con moi trong tu nhien va kha nang bat moi cua con non

17 tháng 4 2016

- Có lông mao, giúp giữ ấm nhiều hơn. 
- Răng phân hóa thành răng cửa, răng hàm, răng nanh 
- Tim phân hóa thành 4 ngăn : hai tâm thất, hai tâm nhĩ 
- Não rất phát triển 
- Có hiện tượng thai sinh, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ 
- Là động vật hằng nhiệt 

23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm

 

1 tháng 5 2019

Câu 1 : Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) ; giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất ki một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).
_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Trồng cây xanh.
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Câu 2 :

- Khai thác gỗ

- Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ.

- Lửa rừng.

- Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai.

1 tháng 5 2019

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta.
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.

Đặc điểm chung của bò sát:Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: - Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.Đặc điểm loài lưỡng cư:

+ Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.

+ Sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt.

- Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi, bộ Lưỡng cư không chân.

Vậy , loài lưỡng cư thích hợp ở trên cạn 
3 tháng 5 2021

Lên mạng