Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của những người ngang hàng: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Quần thần và nhân dấn nghe bài chiếu này không hề có tâm trạng hoang mang hay cảm giác sợ hãi bởi lẽ nó thấu tình đạt lí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, ngôn từ lắng đọng, cô đúc, có sức thuyết phục lâu bến. Người nghe như thấy được vận mệnh lịch sử, tương lai con cháu sau này nhờ việc dời đô. Quả thật Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh, sáng suốt, anh minh.
Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh , có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã nhận ra địa thế ''rồng cuộn hổ ngồi '' của thành Đại La (Thăng Long) và sự chật hẹp, cô lập của kinh đô Hoa Lư. Chứng tỏ ,Lí Công Uẩn là người am hiểu về địa lí. Ông còn là người hiểu biết , thông thạo về lịch sử. Trong bài '' Chiếu dời đô'' ,ông đã lấy ví dụ về việc dời đô của nhà Thương ,nhà Chu để làm gương bởi nhà Thương ,Chu đều là những triều đại phồn thịnh, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc . Ông còn phê phán việc nhà Đinh , nhà Lê không chịu dời đô , cứ đóng đô ở Hoa Lư chật hẹp. Vì vậy , nên triều Đinh , Lê không tồn tại được lâu . Ngoài ra, Đại La cũng là kinh đô cũ của Cao Vương . Theo Lí Công Uẩn , việc dời đô là thực sự cần thiết , rất quan trọng với vận mệnh đất nước. Nhờ kinh nghiệm của mình, ông đã dự đoán được sự thuận lợi của thành Đại La , giúp đất nước phát triển phồn thịnh.
Với luận điểm "Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống", có thể viết đoạn văn theo những luận cứ sau :
- Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
- Tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đó là một phương tiện không gì thay thế được.
- Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích mà qua đó, con người có thể không ngừng làm giàu vốn tri thức của mình.
tham khảo ở đây nha
https://olm.vn/hoi-dap/detail/107591441723.html
Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh , có tầm nhìn xa trông rộng. Ông đã nhận ra địa thế ''rồng cuộn hổ ngồi '' của thành Đại La (Thăng Long) và sự chật hẹp, cô lập của kinh đô Hoa Lư. Chứng tỏ ,Lí Công Uẩn là người am hiểu về địa lí. Ông còn là người hiểu biết , thông thạo về lịch sử. Trong bài '' Chiếu dời đô'' ,ông đã lấy ví dụ về việc dời đô của nhà Thương ,nhà Chu để làm gương bởi nhà Thương ,Chu đều là những triều đại phồn thịnh, tồn tại lâu dài trong lịch sử Trung Quốc . Ông còn phê phán việc nhà Đinh , nhà Lê không chịu dời đô , cứ đóng đô ở Hoa Lư chật hẹp. Vì vậy , nên triều Đinh , Lê không tồn tại được lâu . Ngoài ra, Đại La cũng là kinh đô cũ của Cao Vương . Theo Lí Công Uẩn , việc dời đô là thực sự cần thiết , rất quan trọng với vận mệnh đất nước. Nhờ kinh nghiệm của mình, ông đã dự đoán được sự thuận lợi của thành Đại La , giúp đất nước phát triển phồn thịnh.
tham khảo
Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta, ông được mệnh danh là " Một vị anh minh khai mở 1 triều đình chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã rất quan tâm tới nhân dân". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông. Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh. Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc
Mở bài
+ Giới thiệu bạn mình là ai?
+ Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
+ Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
+ Sự việc chính và các chi tiết.
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
Kết bài
+ Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
+ Suy nghĩ của em về người bạn đó.
- Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.
- Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:
+ Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.
+ Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)
- Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.