Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác
Rằm tháng giêng là một trong những bài thơ về trăng của Bác Hồ. Câu thơ đầu đã thể hiện rằng vầng trăng mùa xuân đang tỏa sáng khắp cả núi rừng Việt Bắc. Còn câu thơ thứ hai, Bác đã rất tinh tế trong việc sử dụng điệp ngữ "xuân'' để thể hiện rằng sức sống của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời, sông xuân nước xuân như đang giao hòa với bầu trời mùa xuân vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, tràn đầy sức sống. Quả là Bác phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng mới có thể viết nên những vần thơ tuyệt bút đến vậy! Tuy vậy, qua câu thơ thứ ba, Bác không phải đang ngồi ngắm trăng như biết bao nhà thơ khác mà Bác làm thơ trong lúc bàn luận việc quân sự trên một dòng sông mịt mù đầy khói sóng. Đọc câu thơ, em cảm thấy khâm phục Bác biết bao! Câu cuối lại gợi ra hình ảnh một con thuyền cách mạng chở đầy trăng đang lướt đi trên dòng sông cũng tràn ngập ánh trăng. Ôi! Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng! Bài thơ Rằm tháng giêng quả là một bài thơ tuyệt vời của Bác. Qua bài thơ này, em học tập được ở Bác là phải ra sức học tập tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
Bác Hồ – vị cha già đáng kính của dân tộc với nhiều vẻ đẹp đáng trân quý và đức tình giản dị là một trong số đó. Đức tính giản dị ấy của Bác được thể hiện rõ nét qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và từ đó gợi lên trong mỗi người chúng ta nhiều bài học. Trước hết, mỗi người cần hình thành cho mình lối sống giản dị trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, từ bữa ăn đến những vật dụng cần thiết. Trong cách ăn uống, không nên lãng phí, đòi hỏi những món ăn “sơn hào hải vị”. Trong sinh hoạt, cần biết tiết kiệm, chỉ mua những món đồ khi thực sự cần thiết chứ không nên chạy theo xu thế hay đua đòi để bằng bạn bằng bè. Giản dị chính là một đức tính giản dị của con người, nó không những không làm mất đi giá trị của bản thân mà còn giúp mỗi người tỏa sáng, được sống là chính mình.