K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2019

Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung

BẠN DỰA VÀO ĐÓ VIẾT RA NHA!

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1. 

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của nàng. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của nàng hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nàng là người con gái sắc sảo, mặn mà bán mình để chuộc cha và em, nàng rơi vào thế đường cùng không lối thoát. Bên cạnh đó, nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi giập.
- Câu bị động: Nàng bán mình để chuộc cha với em và rơi vào thế đường cùng không lối thoát

Từ láy: lanh lợi, sắc sảo

 

9 tháng 10 2023

ghi 1 làm 2 ?

 

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

24 tháng 9 2021

Tham khảo nha em:

Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

28 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Khổ đầu của bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ" đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đồng thời bộc lộ cảm xúc của tác giả. Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Và (Phép nối) đó là mùa xuân rất quen thuộc với hình ảnh của " dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng hót chim chiền chiện". Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật vẻ đpẹ của bông hoa mọc lên từ giữa dòng sông như tâm điểm của 1 bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy dường như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào của dòng sông xanh để vươn lên bất tử. Có thể nói chỉ qua vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ lên một không gian cao rộng của bầu trời, dòng sông, màu sắc xanh hài hòa của sông cùng màu tím- màu tím đặc trưng của xứ Huế. Làm sống động cho bức tranh là âm thanh cao vọng của tiéng chim chiền chiện, một loài chim tiêu biểu của mùa xuân. Tất cả đã cho ta thấy một bức tranh hết sức sống động, tuyệt đẹp.  Chắc hẳn (Tình thái từ), trước cảnh sắc ấy,  thi nhân chắc chắn  không thể ngừng rung động, ông đã hòa mình vào để thấy hết vẻ đẹp của đất trời. Nghệ thuật ẩn dụ sáng tạo qua từ " hứng"' đã thể hiện rõ nhất thái độ, tình cảm của nhà thơ. Hứng " giọt long lanh", giọt mưa xuân, giotk sương, giọt của tiếng chim. Hứng là cảm giác say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Tác giả đã cảm nhận mùa xuân bẳng cả thị giác, xúc giác dến cả thính giác. Khổ thơ mở ra bài thơ cho thấy môt tình yêu nồng nàn, tha thiết trước vẻ đẹp của thiên nhiên.