Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nha:
Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Phải chăng đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông? (Câu hỏi tu từ). Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Và (Phép nối) ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.
Tham khảo nha em:
Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Ôi! Quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu cảm thán: In đậm nghiêng
Tham khảo
Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi! quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời
câu cảm thán là câu đc bôi đen
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
Tham Khảo:
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
BPTT : liệt kê
Giá trị biểu đạt của phép tu từ đó là : tăng sức biểu đạt , tính nghiêm túc của người nói đồng thời làm rộng quy mô những đối tượng trong lời nói cần phải làm gì .
Tham Khảo !
Xã hội càng hiện đại, sự giao lưu văn hóa quốc tế càng được đẩy mạnh. Do đó, giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúng ta rất dễ quên đi các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước tình hình đó, bản sắc văn hóa dân tộc rất cần được gìn giữ và phát huy. Trước tiên, mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong văn hóa dân tộc mình. Từ đó khơi gợi lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc; kêu gọi mọi người cùng chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cần biết ngợi ca và trân trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ chính là những người đang giữ lấy cái hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, gìn giữ bản sắc không có nghĩa là "bế quan tỏa cảng", việc học hỏi những nét riêng của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm giàu thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được quảng bá, giao lưu với bạn bè thế giới. Tuy nhiên "hòa nhập nhưng không hòa tan", ta cần biết giữ lấy nét riêng của dân tộc mình. Qua đó, ta cần phê phán những cá nhân thờ ơ với dân tộc, bôi nhọ giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của đất Việt.
tick cho mình nha
Xã hội càng hiện đại, càng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa quốc tế. Vì vậy, các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Người ta dễ dàng quên đi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước thực trạng này, bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và phát huy. Trước hết, mỗi người cần chủ động khám phá những cái hay, cái đẹp trong chính văn hóa dân tộc mình. Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời phải biểu dương, tôn trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ là những người canh giữ linh hồn của dân tộc. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc không có nghĩa là “biệt xứ giữa biển”. Học hỏi những nét độc đáo của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được phát huy và giao lưu với bạn bè năm châu.Tuy nhiên, để “hòa nhập mà không tan rã”, chúng ta cần biết cách giữ vững trọng tâm của chính đất nước mình. Vì vậy, chúng ta cần phê phán những kẻ thờ ơ với dân tộc, làm mất uy tín giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Việt Nam ngàn đời nay.
Em tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Trạng ngữ: In đậm nghiêng
Đây là đoạn văn diễn dịch
Tham Khảo
Từ bao đời nay, hổ được mệnh danh là Vị chúa sơn lâm. Thế nhưng, giờ đây, nó lại bị nhốt trong vườn bách thú, trong một cái lồng sắt. Vì thế, nó vô cùng phẫn uất. Câu thơ "gậm một khối căm hờn trong cũi sắt" với cách sử dụng động từ "gậm" - động từ mạnh, không phải là nhai ngấu nghiến mà nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Câu thơ chủ yếu vần trắc, thể hiện được nỗi căm phẫn, uất hận, căm tức của con hổ khi nó bị nhốt ở trong vườn bách thú. Con hổ như đang muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức đang dâng trào trong lòng nó. Câu thơ tiếp theo, khi niềm căm phẫn dâng lên cao độ đã chuyển thành nỗi chán chường: "Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua". Câu thơ 8 chữ nhưng có đến 7 chữ là vần bằng, thể hiện nỗi chán ngán, buông xuôi, bất lực của chúa tể rừng xanh. Với vị trí là chúa tể của muôn loài, nay bị "sa cơ" vào vòng "tù hãm", hơn nữa còn trở thành một "trò lạ mắt", "thứ đồ chơi" và còn bị nhốt chung với những con vật thấp hèn như "bọn gấu dở hơi", với cặp báo "vô tư lự", hổ ta cảm thấy nhục nhã, ê chề biết bao nhiêu. Như vậy, chỉ với một đoạn thơ ngắn, Thế Lữ đã khéo léo bộc lộ được tâm trạng chán chường, tủi nhục của Vị chúa tể sơn lâm, hay đó cũng chính là ẩn dụ cho tình cảnh của nhân dân ta lúc bấy giờ.