Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mục đích thí nghiệm: quan sát, tìm hiểu và phân biệt một số loại tế bào
b. Chuẩn bị
- Thiết bị, dụng cụ:
+ Kính hiển vi có vật kính 40x và kính lúp
+ Nước cất đựng trong cốc thủy tinh
+ Đĩa petri
+ Các dụng cụ: giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, thìa inox, dao mổ.
- Mẫu vật:
+ Củ hành tây
+ Trứng cá
c. Các bước tiến hành
- Làm tiêu bản, quan sát và vẽ tế bào biểu bì hành tây
+ Bước 1: Dùng dao mổ tách lấy một vảy hành, sau đó tạo một vết cắt hình vuông nhỏ kích thước 7-8 mm ở mặt trong của vảy hành. Sử dụng panh/kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì).
+ Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen lại bằng cách trượt lamen từ một cạnh Sử dụng giấy thấm để thấm phần nước thừa.
+ Bước 3: Đặt lam kính lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x.
- Quan sát và vẽ tế bào trứng cá
+ Bước 1: Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa peptri.
+ Bước 2: Nhỏ một ít nước vào đĩa.
+ Bước 3: Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
+ Bước 4: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
+ Bước 5: Vẽ hình tế bào em quan sát được.
d. Kết quả
Các em thực hành và điền kết quả
e. Trả lời các câu hỏi (nếu có)
tham khảo
Vòng đời của muỗi:
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.
BÁO CÁO
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật
Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan
Học sinh lớp: 7A Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.
1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.
3. Kế hoạch thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan
+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp
- Lên kế hoạch thực hiện:
Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.
+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất
+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)
+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng)
Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.
Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.
4. Kết quả triển khai kế hoạch:
+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.
+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.
5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
đầu tiên trứng của ếch nở ra nòng nọc , nòng nọc phân ra hai loại : nòng nọc đực và nòng nọc cái. nòng nọc bắt đầu mọc hai chân rồi mọc bốn chân , đuôi của nòng nọc dần biến mất và thành ếch sau đó ếch lớn lên và thành ếch trưởng thành . Ếch lại đẻ trứng và lại tiếp tục vòng đời của nó .
TK :
- Sinh trưởng là sự tăng về cả kích thước và lẫn khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
- Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.
→ Nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương:
- Về kích thước của cây: tăng dần.
- Về hình thái và các cơ quan của cây: có sự phát sinh hình thái các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, hạt của cây theo từng giai đoạn.
tham khảo
Cây càng trường thành hệ rễ, lá, thân cây càng phát triển về cấu trúc và kích thước. Đến thời điểm thích hợp cơ quan sinh sản của cây (Hoa) sẽ được tạo ra giúp cây duy trì nòi giống.
Viết 1 báo cáo tìm hiểu sự phụ thuộc độ tan của muối vào nhiệt độ. Theo bảng báo cáo thực thành sau:
Vai trò của đa dạng sinh học
a. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất: Các loài sống trong cùng khu vực có quan hệ khăng khít đảm bảo sự tồn tại và ổn định của hệ sinh thái.
- Rừng tự nhiên điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nước, trong tự nhiên và là nơi ở của nhiều động vật.
- Nấm và vi khuẩn phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm đất thêm màu mỡ và làm sạch môi trường.
b. Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người:
+ Cung cấp nước, lương thực, thực phẩm.
+ Tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.
- Tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.