K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO

11 tháng 12 2017

 Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

3 tháng 4 2019

online math chứ k pjải văn nha

3 tháng 4 2019

văn cx dc , ai cấm hả ?

15 tháng 12 2017

Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng.

Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nuowsc sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.

Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi qua làng tôi, trôi em ả lạ lùng. Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thể nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn song nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng đưới ánh nắng chiều.

Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đông khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều. Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhấ là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ của học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.

Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đẩy con đò về phía tước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chở đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời, nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đồi hỏi gì.

Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.

Mỗi khi có việc gì đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?

15 tháng 12 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Bài tham khảo 2

"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Ở quê em có một ngọn núi rất đẹp và hùng vĩ, tên là núi Thần Đinh. Giữa vùng rừng xanh, ngọn núi ấy sừng sừng suốt bao năm tháng. Nó cao đến mức, phần ngọn núi lẩn khuất trong chân mây. Giống như đỉnh núi đang đội một chiếc mũ mây. Toàn bộ ngọn núi là đủ các cây cối cao lớn, xanh tốt quanh năm. Phía dưới thì là các loại cây bụi, cây leo. Chúng mọc đan xen vào nhau dày đặc đến mức mặt trời hầu như không thể chiếu xuống mặt đất. Đi lên núi, khắp mặt đất là một lớp dày lá cây khô rơi rụng, cảm giác như đang đi ở trên mây vậy. Với vẻ đẹp hùng vĩ lại bí ẩn, hoang sơ, ngọn núi Thần Đinh thực sự là nơi mà em yêu thích nhất trên quê hương mình.

[Tham khảo nhé bn]

 
9 tháng 11 2021

giúp mk với huhu mai mk thi rồi mk chỉ tham khảo thôi chứ ko chép đâu

3 tháng 4 2019

Em ko có quê hương

XD

Trên quê hương yêu dấu của tôi có rất nhiều cảnh đẹp. Đậy là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Kia là dòng sông hiền hòa ánh trăng. Nhưng cảnh đẹp mà tôi đáng tự hào nhất là Đền Hùng - nơi thờ các Vua Hùng thời xưa.

Chao ôi, Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Đền Hùng được đặt trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao vút. Vào những ngày đẹp trời, ở đó ta có thể nhìn thấy dòng sông Lô hiền hòa trong vắt, xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh kiệt tác đầy mầu sắc.

Tòa bộ khu Đền có bốn Đền chính.Cao nhất là Đền thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Đến tận nơi đây bạn sẽ thấy hết được vẻ đẹp linh thiêng của nơi cội nguồn dân tộc này. Dưới chân Đền, những hồ nước trong vắt in bóng mây trời. Bên cạnh đó là những tấm thảm xanh rì được trồng theo quy hoạch như mời gọi du khách đến với Đền Hùng và kia nữa là vườn hoa tươi rực rỡ sắc mầu tỏa hương thơm ngan ngát lan tỏa khắp khu Đền nhue vẫy gọi ong bướm đến đây bay lượn rập rờn. 

Trên núi là rừng cây nguyên sinh rập rạp nhiều tầng không để một tia nắng nào lọt xuống mặt đất. Suốt ngày những chú chim ở đây hót tiếng hót ríu rít. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì vườn cây đã rì rào ca hát như muốn ca ngợi các Vua Hùng đã có công dựng nước và dữ nước. Không khí ở nơi đây hết sức trong lành. 

Thật là tuyệt vào những ngày dỗ Tổ Hùng Vương - ngày hội lớn của dân tộc thì quang cảnh Đền Hùng hoàn toàn khác. Cờ, hoa, biểu ngũ được trang hòa khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày này, Đèn Hùng như trẻ lại. Lúc nào cũng rộn rã tiếng loa, tiếng nói cười vui vẻ. Đặc biệt khi màn đên buông xuống thì hằng trăm, hàng nghìn bóng điện được bật sáng lung linh trông xa như một cây thông Nô-en khổng lồ, rực rỡ.

Phong cảnh Đền Hùng quả là tuyệt phải không các bạn? Tôi thật sung sướng và tự hào khi được là con cháu của Vua Hùng và được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Tôi thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương và Đền Hùng mỗi ngày đẹp hơn. 

28 tháng 10 2017

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.


 

28 tháng 10 2017

....Khi xuân sang trên bến cảng
Đàn hải âu tung cánh bay rợp trời...
Đó là lời cùa một bài hát ca ngợi bến cảng quê hương em. Khi hát những lời đó, em lại thấy bến cảng như hiện lên trước mắt.

Bến cảng trước kia có tên gọi là bến Sáu Kho, vì thế đã có câu ca:
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò xi măng.
Cảng nằm bên bờ sông Cấm. Hiện nay, số kho trên bến cảng không phải là sáu, mà đã phát triển thành những chục kho. Cảng như một công trường lớn. Tàu thuyền vào ra ngày đêm tấp nập.
Những buổi sáng đẹp trời, từng đàn hải âu cánh trẳng bay rập rờn trong nắng sớm. Chốc chốc chúng lại chao cánh, sà xuống mặt sông đớp mồi. Ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông cấm. Có những lúc, dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương khổng lồ. Phía trước mặt cảng là những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú cùa huyện Thuỷ Nguyên. Phía bên trái cầu cảng, cách cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh,... Bến Bính trên dòng sông Cấm ở sát cảng đã làm cho cảnh chung của cảng có thêm những nét tươi vui: thuyền, phà đi lại nườm nượp. Xa hơn nữa, dưới vòm trời trong xanh, ẩn hiện những rặng núi đá vôi Đông Triều... Trên bến cảng, nhiều tàu các nước cập bến, khẩn trương bốc dỡ hàng hoá. Những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ. Những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường cùa cảng. Những cô chú công nhân làm việc hăng say. Đứng trên cao, phóng tầm mắt nhìn ra xa, em thấy những con tàu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển, về đêm, khi thành phố lên đèn, cảng lung linh trong ánh đèn của các tàu đậu trên dòng sông cấm. Cảng về đêm càng thêm tấp nập. Tất cả những cảnh đó đã tạo nên quang cảnh vui tươi cho cảng.
Cảng quê hương em thật là đẹp. Em tự hào về thành phố cảng quê em.

Ngọc Mĩ đã mở đầu bài văn bằng những câu hát quen thuộc - những câu hát đã đưa thành phố cảng Hải Phòng của bạn đến với rất nhiều người trên khắp mọi miền đất nước.
Quan sát cảnh thành phố tỉ mỉ, kỹ lưỡng kết hợp với những hồi tưởng, tưởng tượng, Ngọc Mĩ đã viết một bài văn tả cảnh phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Có được thành công đó là bởi bạn đã biết lựa chọn rất nhiều “góc nhìn”, ‘điểm nhìn” khác nhau để miêu tả vè đẹp cùa thành phố cảng quê mình: từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, từ trái sang phải... Bên cạnh đó, bạn còn lựa chọn nhiều thời điểm mà bạn cho là đẹp và ấn tượng nhất để miêu tả bến cảng (buổi sáng và đêm xuống). Ở mỗi thời điểm bạn lại phát hiện ra những vẻ đẹp riêng.
Các chi tiết tả bến cảng rất cụ thể, chính xác giúp người đọc hình dung được toàn cảnh bến cảng. Bạn không đưa những chi tiết này vào trong bài theo kiểu kể lể, liệt kê bởi bạn đã biết phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn với các chi tiết tả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên (đàn hải âu, ánh nang dịu dàng, dòng sông Cấm phẳng lặng, cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững, vòm trời trong xanh...).
Ngôn ngữ miêu tả chau chuốt, hấp dẫn, truyền cảm. Rất nhiều hình ảnh đẹp, giàu tính sáng tạo dược sử dụng trong bài: “đàn hài âu cánh trang hay rập rờn trong nắng sớm”, “ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông Cấm”, "dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương không lồ”, “những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài”, “những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường của cảng”, “những con làu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển”.
Bài làm 2
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tường đến ngày hay đêm. Mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đùa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

k cho tui

4 tháng 12 2017

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

4 tháng 12 2017

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.

16 tháng 12 2021

Tk
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.

16 tháng 12 2021

Tham khảo

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

8 tháng 11 2021

mình cần gấp

 

tham khảo:

 Mỗi chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, rồi cũng sẽ đến những nơi xa xôi trên khắp miền Tổ quốc. Cho dù đến nơi nào nhưng trong tim vẫn luôn nhớ da diết về quê hương thân yêu, nơi luôn thật đẹp đẽ và yên bình.

Khi mới chập cũng biết đi trên con đường quanh co ngõ làng, cánh đồng lúa rộng mênh mông đã trở nên quen thuộc từ rất lâu. Và có lẽ khó ai có thể quên những  màu sắc, thanh âm thân thương, giản dị đến lạ thường. Đâu đó là hình ảnh dập dờn như làn sóng của thửa lúa xanh tươi, cứ trải mãi xa tận đến hết tầm mắt, là những đàn cò trắng rủ nhau bay lượn nơi bầu trời trong xanh, hay đơn giản là dáng mẹ cần mẫn gió mưa sớm chiều. Em thích lắm khi mùa lúa chín, những bông lúa vàng óng, trĩu nặng thật đẹp biết bao. Xôn xao mùa lúa gặt, có lẽ đây là thời điểm vui nhất, mọi người dậy từ rất sớm, ai đấy cũng háo hức như hội, rồi khắp làng đâu đâu cũng thấy thóc phơi đầy sân, tiếng cười nói không ngớt vang lên vui đến lạ thường. Khi chiều về em cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau đi thả diều, chạy tung tăng trên cánh đồng bát ngát, từng làn gió mát cứ ùa vào mặt làm tóc bay phấp phới, con diều bay cao vút, từng đàn trâu cặm cụi gặm cỏ phía xa.

Quê hương của em có lẽ chỉ giản đơn như vậy. Em yêu quê em, nơi em đã sinh ra, nơi cho em những phút giây mải mê vui thích. Dù sau này lớn khôn, có đi rất xa em sẽ nhớ mãi về quê em.

Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.

Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.

Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.

Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.

Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.

Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...

Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...