K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2024
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
12 tháng 4 2024
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
1 tháng 5 2023

Chọn lễ hội đua thuyền nhé.

Gợi ý cách làm.

Mở đoạn:

- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.

+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.

+ ..

Thân đoạn:

- Giải thích cách chơi trò chơi này.

- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?

- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?

+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.

+....

- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?

+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.

+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.

+ ........

- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?

+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)

Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé: 

1. Mở bài

Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi:  trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người. 

2. Thân bài

- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc: 

- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.

Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.

Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.
Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).
28 tháng 6 2023

Chọn trò chơi đua thuyền nhé!

Mở đoạn:

- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.

+ Trò chơi đua thuyền có nguồn gốc từ rất lâu đời, có mặt trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, nơi các cuộc đua thuyền được tổ chức. Từ đó, trò chơi đua thuyền lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới và trở thành một hoạt động thể thao giải trí phổ biến.

Thân đoạn:

- Giải thích cách chơi trò chơi này.

- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?

+ cần ít nhất là 2 người chơi cùng trên một con thuyền hoặc đến 10 - 12 người. Chia thành 2 đội (hay nhiều đội) đua với nhau.

+ dùng thuyền nhỏ hoặc tàu nhựa, bè chèo hoặc máy chèo, và một vùng nước đủ rộng để diễn ra cuộc đua.

- Khung cảnh lúc trò chơi đua thuyền diễn ra như thế nào?. Con người khi đó ra sao?

+ Các đội đua sẽ xuất phát từ một điểm cố định và cố gắng đến đích nhanh nhất. Họ cần có sự khéo léo, sức mạnh và sự phối hợp đoàn kết tốt để điều khiển thuyền và vượt qua đội kia để về đích sớm nhất.

+ Khán giả: ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự xem rất hào hứng, ai ai cũng ăn mặc đẹp đẽ vô cùng.

+....

- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?

+ tạo ra một môi trường thú vị và kích thích cho người chơi, đồng thời thể hiện sự phối hợp và tinh thần đồng đội trong việc điều khiển thuyền. 

+ hoạt động thể dục ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự rèn luyện cơ bắp và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, đua thuyền cũng có thể được tổ chức như một sự kiện thể thao hoặc gây quỹ từ thiện.

+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.

+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.

+ ........

- Em có thích trò chơ đua thuyền này không? Vì sao?

+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ nha:")

25 tháng 4 2024

Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

  1. Mở bài:

    • Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
    • Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hoặc đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé ở vùng nông thôn.
    • Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó mang lại.
  2. Thân bài:

    • Những quy tắc khi chơi:

      • Số lượng người tham gia: Khoảng 8 đến 10 người.
      • Độ tuổi: Trẻ em.
      • Dụng cụ: Một lá cờ.
      • Không gian diễn ra trò chơi: Phòng rộng rãi.
    • Miêu tả cách chơi và luật chơi:

      • Chuẩn bị trước khi chơi:
        • Tùy thuộc vào số lượng người chơi, chia đội chơi bằng nhau.
        • Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó, vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
        • Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
        • Chọn ra một người để làm quản trò.
      • Bắt đầu chơi:
        • Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5…
        • Khi quản trò gọi đến số nào, người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
        • Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
        • Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
        • Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
    • Tác dụng của trò chơi cướp cờ:

      • Tăng khả năng vận động, khéo léo.
      • Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
      • Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
      • Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
  3. Kết bài:

    • Khẳng định ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.