Trần Nhật Minh
Giới thiệu về bản thân
Trong xã hội hiện đại và ngày càng phát triển, các trò chơi dân gian của nước ta lại ngày một mai một. Trẻ em thường thích chơi máy tính, xem ti vi, cầm điện thoại, thay vì ra ngoài hoạt động và vui chơi. Tuy nhiên, trong số đó, thì trò chơi cướp cờ là một trong số những trò chơi dân gian vẫn còn được phổ biến, đặc biệt trong các giờ học, giờ ra chơi hay các hoạt động ngoại khóa, tập thể. Cướp cờ là 1 trong những trò chơi dân gian về hoạt động thể lực được nhiều người yêu thích. Cách chơi trò này đơn giản nhưng đòi hỏi sự nhanh nhẹn của người chơi.
Cướp cờ là một trò chơi dân gian kết hợp đồng đội rất phổ biến đối với trẻ em, nhất là các thể hệ 8x và đầu 9x. Nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể như sinh hoạt thiếu nhi thôn, xóm, xã, phường nhằm mục đích tạo không khí thoải mái, kết nối mọi người trong một tập thể với nhau. Hoặc có thể chỉ là một nhóm tập hợp lại cùng chơi với nhau.
Vì là trò chơi dân gian, truyền miệng nên không ai biết nó có từ bao giờ, ai tạo ra hay lấy cảm hứng từ đâu. Mọi người chơi thấy hay rồi tự chia sẻ với người khác mà thôi. Đây là trò chơi dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Từ học sinh mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay thậm chí là sinh viên,… trong các hoạt động tập thể thì đều có thể tham gia trò này.
Số lượng người chơi không giới hạn nhưng phải là số chẵn để chia thành 2 đội chơi. Thông thường sẽ có từ 5 đến 15 người/ đội. Trò này cần không gian sân rộng, bằng phẳng và không có chướng ngại vật cản đường, dùng phấn hay bất kỳ cái gì có thể sử dụng để tạo vạch ngăn cách mà không ảnh hưởng đến được chạy.
Trò cướp cờ có cách chơi tương đối đơn giản, người chơi sẽ chia làm hai đội, mỗi đội bao nhiêu người tùy ý và chia theo số thứ tự 1,2,3,4,5… Khi người điều khiển hô số thứ tự của người nào thì người đó chạy lên cướp cờ. Người điều khiển gọi ai về người đó phải về, mỗi lượt chơi có thể có nhiều người chơi. Người đầu tiên cướp được “ cờ” phải nhanh chóng chạy lại về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “ cờ”. Nhưng đảm bảo chỉ được người chơi cùng số mới được chạm vào nhau. Nếu chạm được vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Còn không, để cho đội cướp cờ về đích an toàn, đội cướp cờ giành được điểm. Quản trò tiếp tục tiến hành các lượt chơi tiếp theo. Có thể giới hạn một số lượng lượt gọi nhất định. Ví dụ: 20 lượt. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm thắng mỗi đội lại. Đội nào giành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng chung cuộc.
Trò chơi cướp cờ cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi.
Thuyết minh về trò chơi cướp cờ lớp 7 (mẫu 2)
Với đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi cướp cờ.
Trò chơi cướp cờ là trò chơi dân gian rất phổ biến dành cho trẻ em, nó thường được tổ chức trong các hoạt động tập thể, mang lại cho trẻ những tiếng cười vui vẻ, thư giãn sau giờ học ở căng thẳng. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích cho các bạn nhỏ như: Khi trẻ tham gia trò chơi cướp cờ sẽ luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh, khéo léo và rèn luyện sự nhanh nhẹn để dành được chiến thắng. Ngoài ra trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết, các bạn sẽ được giao tiếp với nhau nhiều hơn tăng tình thân mến.
Khi tham gia trò chơi, chúng ta cần lưu ý những chuẩn bị về người chơi, khu vực tổ chức và dụng cụ tham gia trò chơi. Số lượng người chơi tham gia chơi thường từ 8-10 người. Chia làm 2 đội với số thành viên mỗi đội bằng nhau. Khu vực chơi cần phải có 1 khuôn viên rộng, bằng phẳng không có chướng ngại vật (như ở các sân trường, sân nhà văn hóa, ủy ban.,). Tổ chức trò chơi cần chuẩn bị một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ, khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.
Luật chơi như sau: Khi đang cắm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc. Nếu có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. Trong trường hợp gọi nhiều số lên một lúc thì số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác (số 1 đội bạn cướp được cờ thì số 1 bên mình phải là người dồn theo chạm vào, số 2 đứng gần chạm được cũng không được tính. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ và khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.
Cướp cờ là một trò chơi tập thể phối hợp đồng đội rất bổ ích. Nó vừa giúp trẻ rèn luyện khả năng vận động, vừa giúp gắn kết xây dựng tình bạn đẹp. Do đó, người lớn nên tạo điều kiện tổ chức chơi cướp cờ hoặc các trò chơi tập thể khác cho trẻ.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Đất sét, ngoài việc làm gốm men, sứ, còn được sử dụng để tạo ra những quả pháo đất đẹp, làm nổi bật văn hóa dân gian Việt Nam.
Trò chơi pháo đất từ lâu đã trở thành sở thích yêu thích, một biểu tượng của lòng yêu nước. Nguồn gốc của pháo đất có thể xuất phát từ Hải Dương thời Hai Bà Trưng, hay theo truyền thuyết, là cứu voi khỏi sa lầy ở sông Hóa trong trận chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương.
Pháo đất không chỉ là trò chơi giáo dục tinh thần võ nghệ, mà còn là cách rèn luyện sức khỏe, tình cẩn thận và lòng tự trọng. Mỗi lần tổ chức, trò chơi này lại là dịp để tạo ra không khí vui tươi, năng động, và làm mọi người gần kết lại với nhau.
Quả pháo đất, mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng cách làm lại đòi hỏi sự tinh tế, công phu. Đất phải là loại đất sét dẻo, được chọn lựa kỹ càng. Người chơi sau khi lựa chọn đất ưng ý, tiến hành phơi khô, lọc nhuyễn, và nhào nặn thành hình.
Pháo đất trong các lễ hội mang trọng lượng và kích thước lớn, có thể lên đến 70-80kg, đòi hỏi sức khỏe và thân hình vạm vỡ của thanh niên khiêng pháo.
Nổ một quả pháo to và vang không đơn giản. Kĩ thuật chọn đất quan trọng, cùng nhau làm lòng pháo bằng cách giẫm đất thành hình bầu dục, nặn mịn. Chất lượng âm thanh khi nổ phụ thuộc vào kĩ thuật nặn vành, càng mịn, càng to và tốt.
Sau khi làm pháo, gieo pháo bằng cách mở hai chân, nâng pháo bằng cánh tay, sau đó ném xuống sân. Cầm pháo cần úp ngược, đảm bảo vành pháo tiếp xúc với mặt sân. Chiến thắng thuộc về đội có tiếng nổ lớn nhất.
Trò chơi pháo đất không chỉ là niềm vui của trẻ em mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống. Bảo tồn trò chơi này là giữ gìn văn hóa dân gian quý báu.