Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
Trên vùng quê thân thương mến yêu
Đồng xanh mơ màng, lá vàng rơi reo
Đồng cỏ, đồng ruộng, mỗi khúc đường quê
Đẹp như tranh vẽ, hòa quyện cùng người
3.
Buổi sáng, cảnh sinh hoạt bình dị hiện lên trong mắt tôi trên con phố nhỏ. Người dân bước đi trong vội vã nhưng vẫn không mất đi nụ cười và sự thân thiên. Tiếng cười, nói sum họp và tràn đầy từ các quấn cà phê, ăn sáng khiến không khí trở nên ấm áp. Một nhóm học sinh chia sẻ những câu chuyện và tiếng cười khi tới trường mang đến cảm giác thật vui vẻ và năng động. Người bán hàng rong đi khắp phố reo hàng thu hút sự chú ý của người qua đường. Đây là cảnh tượng bình yên nhưng tràn đầy sức sống, thể hiện tình thương và sự kết nối cộng đồng rất lớn
Tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh.
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.
Tham khảo:
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay. Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn. Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa. Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.
Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế.
Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta.
+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian.
Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.
Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác.
Tham khảo
a. Hai anh em Thành và Thủy vốn có tình cảm vô cùng sâu đậm, luôn yêu thương, nhường nhịn và quan tâm nhau. Thành là một người anh mẫu mực, luôn yêu thương chăm sóc em gái bằng những hành động tự nhiên, chân thành nhất, còn Thủy là một cô em gái vô cùng dễ thương, dễ mến, hồn nhiên ngây thơ.
b. Thông điệp: hạnh phúc gia đình tan vỡ, nạn nhân đáng thương nhất chính là những đứa trẻ vô tội, chứng kiến nỗi đau chia ly khiến cho tâm hồn non nớt của chúng bị tổn thương.
c. Ý nghĩa: Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn kết, quan tâm, lo lắng giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ huyết thống và ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mỗi con người đối với người khác trong gia đình.
Gia đình là nguồn động viên, an ủi, là chỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn. Gia đình là một bến đỗ bình yên để ta tránh dông bão cuộc đời. Sức mạnh to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ nâng đỡ ta trên bước đường đời, chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọng lớn lao. Chính tình yêu thương, dạy dỗ của người mẹ người cha là động lực để con trở thành người tốt đẹp và thành công. Không có cha mẹ, con người thật khó vững bước trên đường đời.