Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
- Các nước và vùng lãnh thổ thuộc Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan. (1 điểm)
- Vai trò:
+ Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế, với một số ngành công nghiệp, dịch vụ đứng đầu thế giới. (1 điểm)
+ Hàn Quốc, Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. (0,5 điểm)
+ Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ổn định với nhiều ngành đứng đầu thế giới. (1 điểm)
+ Triều Tiên còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, tuy nhiên cũng có nhiều chuyển biến. (0,5 điểm)
- Các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan (một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc).
- Vai trò:
+ Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
+ Hàn Quốc, Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
+ Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.
+ CHDCND Triều Tiên có nhiều chuyển biến trong sự phát triển kinh tế.
Các nước và vùng lãnh thổ của Đông Nam Á gồm có: Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan, đảo Hải Nam.
Vai trò:
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
4. - Vị trí nằm ở phía Đông châu Á.
- Tiếp giáp: các khu vực Bắc Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Phía Đông và Đông Nam giáp Thái Bình Dương và biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải, biển Nhật Bản.
- Lãnh thổ Đông Á gồm hai bộ phận:
+ Phần đất liền: bao gồm Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
+ Phần hải đảo: gồm quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
1. Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa rất gần gũi với nhau.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm :
- Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
- Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
2. - Các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan (một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc).
- Vai trò:
+ Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
+ Hàn Quốc, Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
+ Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.
+ CHDCND Triều Tiên có nhiều chuyển biến trong sự phát triển kinh tế.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bản kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 38486 21581 = 1 , 34 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của CHND Trung Hoa tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan giảm (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính đường tròn ( r 1990 , r 2010 )
r 2010 = 1 , 0 đvbk
r 1990 = 216545 215708 = 1 , 0 đvbk
- Vẽ
Biểu để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (88,5%), tiếp đến là Nhật Bản (6,1%), sau đó là Hàn Quốc (3,6%), Đài Loan (1,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (0,8%).
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (91,4%), tiếp đến là Nhật Bản (3,9%), sau đó là Hàn Quốc (2,9%), CHDCND Triều Tiên (1,1%) và có tỉ trọng thấp nhất là Đài Loan (0,7%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHND Trung Hoa tăng từ 88,5% (năm 1990) lên 91,4% (năm 2010), tăng 2,9%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Nhật Bản giảm từ 6,1% (năm 1990) xuống còn 3,9% (năm 2010), giảm 2,2%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của CHDCND Triều Tiên tăng từ 0,8% (năm 1990) lên 1,1% (năm 2010), tăng 0,3%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Hàn Quốc giảm từ 3,6% (năm 1990) xuống còn 2,9% (năm 2010), giảm 0,7%.
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Đài Loan giảm từ 1,0% (năm 1990) xuống còn 0,7%
a) Tỉ trọng sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990 và năm 2010
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là Nhật Bản (51,0%), tiếp đến là CHND Trung Hoa (30,6%), sau đó là Hàn Quốc (10,7%), Đài Loan (4,5%), CHDCND Triều Tiên có tỉ trọng thấp nhất (3,2%).
+ Trong cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa (77,2%), tiếp đến là Nhật Bản (13,3%), sau đó là Hàn Quốc (7,1%), Đài Loan (2,4%), CHDCND Triều Tiên có tỉ trọng không đáng kể.
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng phôi thép phân theo các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của CHND Trung Hoa tăng từ 30,6% (năm 1990) lên 71,2% (năm 2010), tăng 46,6%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Nhật Bản giảm từ 51,0% (năm 1990) xuống còn 13,3% (năm 2010), giảm 37,7%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của CHDCND Triều Tiên giảm từ 3,2% (năm 1990) xuống còn 0,0% (năm 2010), giảm 3,2%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Hàn Quốc giảm từ 10,7% (năm 1990) xuống còn 7,1% (năm 2010), giảm 3,6%.
+ Tỉ trọng sản lượng phôi thép của Đài Loan giảm từ 4,5% (năm 1990) xuống còn 2,4% (năm 2010), giảm 2,1%.
Nhóm nước | đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội | Tên nước
-Phát triển cao | -Kinh tế xã hội phát triển toàn diện | -Nhật Bản
-Công nghiệp mới | -Công nghiệp hóa khá cao và nhanh | -Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan..
-Có tốc độ tăng | - Công nghiệp hóa nhanh, nông nghiệp đóng|-Trung Quốc, Ấn độ, Ma-lay-xi-a
trưởng kinh tế khá |vai trò quan trọng. |
cao |
-Đang phát triển |-Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông |- Lào, Mi-an-ma, Nê-pan, Cam-pu-chia..
|nghiệp |
-Giàu nhưng trình | -Nhờ có nguồn dầu khí phong phú được |-Bru-nây, Cô-oét, A-rập-xe-út
độ kt-xh chưa cao |nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, |
|chế biến,trở thành những nước giàu. |
MÌNH KO CHỤP ĐC BẠN THÔNG CẢM NHA!!!!!!
- Các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Đài Loan (một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
- Vai trò:
+ Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
+ Hàn Quốc, Đài Loan là nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới.
+ Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.
+ CHDCND Triều Tiên có nhiều chuyển biến trong sự phát triển kinh tế.