K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu

15 tháng 4 2020

Văn là món ăn tinh thần cho con người. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc không thể thiếu. Từ xa xưa, khi cn người còn chưa có chữ viết nhưng họ cũng đã biết sáng tác những câu ca dao để lưu truyền đến tận bây giờ. Văn thơ phong phú cũng như từ ngữ của người Việt. Tâm hồn cn người ta đk nuôi dưỡng bởi văn thơ, âm nhạc. Đứa trẻ nào ngày bé cx đk mẹ hát những câu hát ru đưa vào giấc ngủ. Vậy đó, những lời ru ấy có tác giả kh? Không hề, nó đk xuất phát từ những câu ca dao và tấm lòng người mẹ. Đến khi biết nói, biết cười,chúng ta cx bập bẹ những bài vè hay những bài ca dao ngắn do bà, do mẹ dạy. Khi đi học, ta lại đk bt rõ hơn về văn, thơ. Chúng ta biết làm những bài tập làm văn. Chúng ta đk thầy cô dạy dỗ, chỉ bảo để vt thế nào cho hay, cho đúng. Văn đâu đơn thuần chỉ là đk tạo nên bởi những cn chữ. Chúng đáng đk nâng niu và trân trọng hơn nhiều

11 tháng 1

Tham khảo

Vùng đất Điện Biên, nơi đã từng là chiến trường đẫm máu trong cuộc chiến Điện Biên Phủ, mang trong mình những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Điện Biên là một vùng đất đầy nắng và gió, nằm giữa những dãy núi hùng vĩ và những cánh đồng bát ngát màu xanh. Đến Điện Biên, em cảm nhận được sự trang nghiêm và tôn kính đối với lịch sử. Những di tích, những bia mộ và những kỷ niệm vẫn còn nguyên vẹn, như một lời nhắc nhở về sự hy sinh và lòng dũng cảm của những người lính đã hy sinh tại đây. Cảm giác xúc động và biết ơn tràn đầy trong lòng. Điện Biên cũng là một vùng đất đẹp và hùng vĩ. Những dãy núi cao trùng điệp, những thác nước xiết lộng, và những cánh đồng bát ngát tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Em cảm nhận được sự thanh bình và yên tĩnh ở đây, như một nơi để trốn thoát khỏi sự ồn ào và hối hả của cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có thiên nhiên, Điện Biên còn có văn hóa độc đáo và phong phú. Văn hóa của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao... được bảo tồn và truyền lại qua các nghi lễ, trang phục truyền thống và nghệ thuật dân gian. Em cảm nhận được sự đa dạng và sự phong phú của văn hóa này, tạo nên một sự khác biệt và độc đáo cho Điện Biên. Vùng đất Điện Biên đã để lại trong em những cảm xúc mạnh mẽ và khó quên. Sự trang nghiêm và tôn kính đối với lịch sử, vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và sự đa dạng của văn hóa đã làm cho Điện Biên trở thành một điểm đến đặc biệt và đáng khám phá. 

e ko bít e mới lớp 5 thôi

xin lỗi cj nha

Hok tốt!!!!!!!!

Bài làm

Trong tất cả các nhà thơ Tố Hữu, Nam cao, ... Em lại thích nhất nhà thơ Cù Huy Cận.

Huy Cận sinh năm 1919 và mất năm 2005. Tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật . Quê ông ở trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ,  tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn.

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào cách mạng tháng tám năm 1945 và được bầu vào Ủy ban Giải phóng.  Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như, em gái của nhà thơ Xuân Diệu, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã mất năm 2009. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ ,Hà Nội.

Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự và Vũ trụ ca , Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc.Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ thiếu nhi, 1967), Phù Đổng Thiên Vương (1968), Những năm sáu mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975), Sơn Tinh,Thủy Tinh (1976), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1991), Tào Phùng (1993), Thơ tình Huy Cận (1994), Lời tâm nguyện cùng 2 thế kỉ (1997), Lửa hồng muối mặn (2001), Cha ông nghìn thuở (tráng ca, 2002),...

Huy Cận không chỉ là một nhà thơ vĩ đại và còn là một nhà cách mạng vĩđại của dân tộc ta

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 5 2019

Đời người không khỏi có những lúc bước chân lang thang đến những nơi yên tĩnh để lắng đọng tâm hồn. Những lúc ấy người ta cảm thấy mình bé nhỏ trước không gian mênh mông, vũ trụ rộng lớn. Rồi chợt họ nhận ra kiếp người sao quá ngắn ngủi, đời người thật phù du và con người nhỏ bé trước vạn vật. Đọc “Tràng giang" của Huy Cận cảm xúc trong tôi dâng lên nỗi buồn cô quạnh khi nghĩ về những kiếp người trôi nổi, lênh đênh.

Bài thơ “Tràng giang” ra đời vào năm 1939 khi hồn thơ của Huy Cận mang nét u sầu, chất chứa nhiều phiền muộn, tâm tư. Chính vì thế mà những từ ngữ trong bài phản ánh trực tiếp cái sầu của thi sĩ trước thời cuộc và những suy nghĩ của tác giả trên hành trình đi tìm “Thơ mới”.

           Tên tác phẩm “Tràng giang" đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ về con sông dài, mênh mông. Tựa đề cũng tạo cảm giác hoài cổ khi thi sĩ sử dụng một loạt từ Hán Việt. Đã có rất nhiều người thử thay thế tên tác phẩm “Tràng giang" thành “Trường giang" nhưng riêng tôi cho rằng cái tên vốn có của nó vẫn chính xác nhất vì khi dùng “Trường giang" chỉ mới diễn tả được độ dài của con sông mà thôi. Thế nhưng khi thay bằng “Tràng giang" con sông không chỉ dài mà còn rộng. Sông trở nên mênh mông, bát ngát hơn từ đó nói lên được ý đồ của tác giả trong sự đối lập giữa thiên nhiên rộng lớn và con người bé nhỏ. Câu đề từ tiếp tục khẳng định về một con sông rộng lớn “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Nhưng cảm giác mang lại là sự lưu luyến, nhớ thương về một con sông trong quá khứ.

Khổ thơ đầu tiên không chỉ mang đến  bức tranh buồn, cô đơn mà thiên nhiên còn gợi cảnh chia li, tách rời
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
 Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Với những câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh như sóng, con thuyền, củi. Sóng đi liền với động từ “gợn" - dịch chuyển nhẹ nhàng, lăn tăn lan xa. Chỉ với một nét gợn nhẹ ấy cũng đủ làm cho nhân vật trữ tình trở nên buồn bã. Từ láy “điệp điệp" diễn tả nỗi buồn chồng chất, nối tiếp nhau. Nỗi buồn không chỉ dâng lên một lúc mà nó còn kéo dài mãi, miên man không dứt. Trên những gợn sóng ấy xuất hiện “con thuyền xuôi mái" – cô đơn, lạc lõng, bơ vơ. Không nghe thấy tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền chỉ thấy một con thuyền buông xuôi, lênh đênh mặc cho nước xuôi dòng. Câu thơ còn độc đáo trong việc khắc họa sự tách rời giữa thuyền và nước. Thiên nhiên không chỉ gợi buồn mà khung cảnh chia lìa cũng thấy rõ.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" là câu thơ có thể hiểu nhiều cách. Thứ nhất có thể hiểu là khi thuyền về nỗi sầu của nước lại nhân lên gấp bội. Cách thứ hai chỉ rõ hơn về sự chia cắt khi thuyền và nước đi ngược chiều nhau. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi sầu, nhưng nỗi sầu này không chỉ đi theo nước một nơi mà là nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một Huy Cận mang đến một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với phép đối giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng nhấn mạnh hơn sự chiếc bóng, lẻ loi của củi trên hành trình của mình. Động từ “lạc" đã nói lên được sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng tác giả dùng “lạc mấy dòng" thì càng làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng mang lại đã buồn bã, u sầu đến vậy.

Tác giả bắt đầu với khổ thơ đầu tiên trong phạm vi hẹp. Đến với khổ thơ tiếp theo, không gian bây giờ đã được mở rộng hơn.
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
 Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.”
  Hình ảnh “cồn nhỏ" gợi lên không gian vắng lặng, trơ trọi. Tính từ “nhỏ" làm cho hình ảnh này càng bé nhỏ, chơ vơ kết hợp với từ láy “Lơ thơ" gợi cảm giác ít ỏi diễn tả bức tranh thiếu sức sống trên cồn cát. Không gian trên cồn không chỉ buồn mà còn hiu hắt. Đến gió cũng mang cái “đìu hiu" buồn bã, thê lương như nhấn khung cảnh vào nỗi u sầu. Các câu thơ mà tác giả sử dụng trong bài đôi khi được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể hiểu là một câu hỏi tu từ về vị trí của “tiếng làng xa", trông ngóng về tiếng họp buổi chiều tà. Tuy nhiên “đâu" cũng là một từ mang nghĩa phủ định, tức là đến cả tiếng nói cũng những người họp chợ nhà thơ cũng không hề nghe thấy. Tất cả chỉ còn lại một không gian tĩnh lặng đến lạnh lùng.

Không gian trong khổ thơ thứ hai vừa mở rộng về chiều cao và dài nhưng đồng thời cũng mở rộng cả chiều sâu vũ trụ. Thủ pháp nghệ thuật tương phản “Nắng xuống trời lên" đã giúp không gian mở rộng theo chiều cao. Nắng chiếu xuống tới đâu thì bầu trời càng được đẩy cao tới đó. Chốt lại câu thơ tác giả sử dụng “sâu chót vót" không những gợi được cái thăm thẳm, hun hút mà còn giúp cho vũ trụ được kéo dài ra nhấn mạnh hơn sự nhỏ bé của con người trước thiên hà. Câu thơ cuối cùng của khổ chính là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát với “sông dài trời rộng". Trên nền không gian ấy xuất hiện “bến cô liêu". Hình ảnh này không chỉ lột tả được cái nhỏ nhoi, đơn độc mà “cô liêu" còn là sự quạnh quẽ, lanh lẽo, chơ vơ. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bé nhỏ với không gian rộng lớn càng tô đậm hơn sự u sầu, buồn bã của tác giả khi nghĩ về kiếp người trôi nổi, long đong.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
 Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
“Bèo" – sinh vật phù du mang trong mình kiếp sống trôi nổi, bấp bênh, đã vậy còn kết hợp với động từ “dạt" làm rõ hơn sự chìm nổi của sinh vật này. “Đâu" từ hỏi về nơi chốn của “bèo". Hình ảnh bèo lạc lõng, bơ vơ, không điểm tựa không nơi bám vía. “Hàng nối hàng" như khắc họa rõ hơn về số phận của loài sinh vật này. Đọc câu thơ ta có thể liên tưởng về những kiếp người nổi trôi, không có nơi nương tựa. Và trong không gian “mênh mông" đó, tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận được sự sống nhưng dường như không có tín hiệu đáp lại sự mong chờ ấy. “Không một chuyến đò" cũng đồng nghĩa không có hoạt động của con người, điều này càng làm cho nỗi cô đơn dâng lên. Trong khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định nhằm khắc họa sự cô đơn trống vắng của lòng người. Tiếp sau “không đò”  là “không cầu". Chiếc cầu vốn là hình ảnh đặc trưng của miền quê, mang nét giản dị, thân mật. Nhưng vì hình ảnh này không có nên có thể thấy thiếu vắng cảm giác quê hương. Câu thơ cuối tác giả sử dụng màu xanh và vàng nhằm vẽ nên bức tranh tươi sáng hơn nhưng từ láy “lặng lẽ” đã dìm màu sắc này xuống. Hai hình ảnh “bờ xanh”, “bãi vàng” không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này được đưa lên đầu như sự nối tiếp của nỗi cô đơn từ vật này sang vật khác.
Trong ba khổ thơ đầu, tác giả chỉ miêu tả về thiên nhiên thì khổ thơ cuối cùng thi sĩ đã bộc lộ nỗi niềm nhớ nước của mình
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
 Chim nghiêng cánh mỏi bóng chiều xa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
 
Chỉ với 4 câu thơ nhưng nhà thơ đã cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Từ láy hoàn toàn “lớp lớp” diễn tả sự chồng chất, nối tiếp nhau. Câu thơ đầu tiên khắc họa những đám mây từng lớp đùn lên thành những dãy núi bạc. Đến đây, ta chợt nhớ tới chữ “đùn” trong bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”
Nếu như với Đỗ Phủ câu thơ trên là hình ảnh mây trắng sà xuống thấp tới mức tưởng như đùn từ mặt đất lên, che lấp cả cửa ải phía xa xa. Thì trong câu thơ “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lại mang tới hình ảnh nhiều lớp mây chồng chất lên nhau giống như nỗi sầu của thi nhân đã thấm sâu vào cảnh vật, nó chất chứa trong tâm hồn ông giống như tầng tầng lớp lớp mây kia chất chồng thành núi bạc vậy. Câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng thủ pháp cổ điển để nói về tình cảnh lẻ loi đơn độc của cánh chim trước “bóng chiều sa”. Hình ảnh “chim nghiêng cánh nhỏ” không chỉ gợi sự đơn độc mà “nghiêng” còn nói tới trạng thái mất cân bằng, không rõ nơi trú của mình là đâu, hình ảnh này càng làm nổi bật hơn sự lận đận của kiếp người trước thiên nhiên. Trong không gian buồn ấy, thi sĩ bỗng nhớ về quê hương
“Lòng quê dợn dợn vời con nước”
“Dợn dợn" là gợi lên, dấy lên, có những cảm xúc khó nói. Chỉ cần nhìn thấy “con nước” là lòng thi sĩ là nhớ về quê hương – nỗi nhớ thường trực. Nếu như ở các câu thơ trên phải có một hình ảnh, chi tiết nào về cố hương thì thi sĩ mới bộ lộ cảm xúc của mình còn trong câu thơ cuối “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" thì không cần bất cứ sự vật nào nỗi nhớ ấy vẫn cứ ùa về. Trong thơ Đường hơn nghìn năm trước cũng từng có tác phẩm nói về nỗi nhớ quê hương
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trêm sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)
Nhưng Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng liền nhớ về quê nhà của mình còn Huy Cận không cần thấy gì nỗi nhớ ấy vẫn dấy lên. Nếu như Thôi Hiệu đứng trên xứ người lòng khắc khoải hướng về cố hương thì Huy Cận lại đặc biệt hơn khi chính ông đang đứng trên mảnh đất của mình nhưng lòng buồn bã, bâng khuâng khôn nguôi.
Như vậy, bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố Đường thi và yếu tố Thơ mới, cùng với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như từ láy, biện pháp tương phản,… nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên mênh mông. Ở đó con người có thể cảm thấy sự bé nhỏ của mình trước không gian, kiếp người ngắn ngủi trước vũ trụ. “Tràng giang” còn là tiếng lòng của một người con yêu quê hương, đất nước sâu nặng

8 tháng 1 2019

TÓM TẮT VỀ NGƯỜI ANH HÙNG TUỔI TRẺ VỪ A DÍNH

Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.

Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.

Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Chúc bạn học tốt ~