K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

Tham khảo : 

- Sử dụng nước các hệ thống sông lớn để làm thủy điện.

- Sử dụng nước từ các hệ thống sông hồ để làm nước tưới tiêu, phát triển nông nghiệp trồng trọt.

- Sử dụng nước sông hồ để duy trì hoạt động các nhà máy công nghiệp.

- Sử dụng nước sông hồ, để cấp nước sinh hoạt về cho người dân.

- Sử dụng sông hồ để phát triển mô hình nuôi trồng thủy, hải sản,...

30 tháng 10 2023

Tầm quan trọng của việc sử dụng tập hợp nước sông hồ
- ​Nguồn cung cấp nước uống và gia đình: Nước sông hồ cung cấp nguồn nước uống quan trọng cho con người. Đây là nguồn nước sạch và an toàn để đảm bảo sức khỏe và sự sống.

- Nguồn nước cho nông nghiệp: Nước từ sông hồ được sử dụng trong nông nghiệp để tưới cây trồng và chăn nuôi gia súc. Điều này giúp đảm bảo nguồn thực phẩm cho dân số đông đúc và phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Nguồn năng lượng tái tạo: Sông hồ có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng điện từ thủy điện hoặc năng lượng mặt trời từ các hồ chứa nước. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

- Giao thông và vận chuyển: Sông hồ thường được sử dụng làm tuyến giao thông nước, giúp vận chuyển hàng hóa và người dễ dàng hơn. Ví dụ, sông Mississippi ở Hoa Kỳ là một trong những tuyến đường nước quan trọng nhất.

- Du lịch và giải trí: Sông hồ thường tạo ra cảnh quan đẹp và là điểm đến du lịch phổ biến. Ví dụ, Vịnh Hạ Long ở Việt Nam và hồ Baikal ở Nga là những ví dụ nổi tiếng về đẹp tự nhiên và du lịch.

- Môi trường và sinh thái học: Sông hồ là môi trường sống cho nhiều loài động và thực vật. Bảo vệ và duy trì sự trong sáng của sông hồ có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên.

- Tạo cơ hội kinh tế và việc làm: Sông hồ thường tạo ra các nguồn việc làm liên quan đến ngư nghiệp, du lịch, và vận chuyển, đóng góp vào phát triển kinh tế trong khu vực.

Ví dụ cụ thể, dự án châu Á "Sông Mekong" liên quan đến tập hợp nước của dòng sông Mekong đã cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, điện từ thủy điện cho năng lượng, và đường thủy cho giao thông và du lịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tập hợp nước cần phải được quản lý cẩn thận để đảm bảo bền vững và tránh các tác động tiêu cực đến môi trường và người dân.

4 tháng 5 2024

 ​Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

 Ví dụ. Ở miền núi, nước sông được sử dụng với các mục đích như: thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch,... Ở đồng bằng, nước sông được sử dụng kết hợp như: nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, giao thông thuỷ,...

29 tháng 10 2023

Một ví dụ tiêu biểu là việc cung cấp nước uống và nước sinh hoạt cho các cộng đồng ven biển. Các hệ thống xử lý nước biển được sử dụng để chuyển đổi nước biển mặn thành nước sạch và an toàn để sử dụng hàng ngày.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng tirong vào nước biển để tưới tiêu cho các loại cây trồng. Các vùng ven biển thường sử dụng nước biển để tạo điều kiện tưới tiêu cho mía, lúa, và rau xanh. Sau đó, thông qua quá trình xử lý nước, muối sẽ được loại bỏ để đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng bởi độ mặn của nước biển.

1/ -Dầu mỏ, cát, muối, các loại hải thuỷ sản, san hô,...

2/ - Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.

Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

Địa phương em có con sông <Tự làm>

3/ - Căn cứ vào tính chất nước: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hồ nhân tạo, hồ vết tích, hồ miệng núi lửa.

Nguồn gốc hình thành hồ:

1 tháng 6 2017

Các lợi ích của sông là:

- Đường giao thông.

- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống.

- Cung cấp nguồn lợi thuỷ sản đáng kể, đồng thời còn là nơi để nuôi trồng thuỷ sản.

- Bồi tụ phù sa cho các đồng bằng.

- Sông còn tạo cảnh quan cho du lịch.



1 tháng 6 2017

Tác dụng:

+Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
+Cung cấp thủy sản (nuôi, đánh bắt thủy sản)
+Làm thủy lợi
+Điều hòa khí hậu
+Phát triển du lịch, du lịch trên sông
+Giao thông đường sông, giao thương và buôn bán

28 tháng 9 2017

Những lợi ích của sông:

- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Phát triển giao thông vận tải đường sông.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện.

- Thoát nước về mùa lũ.

- Bồi đắp phù sa.

- Là nơi khai thác và nuôi trồng thủy sản.

4 tháng 5 2018

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


4 tháng 5 2018

Dài thế, cậu rút gọn bớt dc ko?hihi

5 tháng 5 2023

Việc tập trung đông dân ở các thành phố có thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
• Tập trung đông dân ở các thành phố có thể giúp tăng cường sự phát triển kinh tế, vì các thành phố thường là trung tâm của hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa và giải trí.
• Đông dân cũng có thể giúp tăng cường sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
• Các thành phố có thể tận dụng được lợi thế về hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông, internet, v.v... để phục vụ cho nhu cầu của người dân.
2. Khó khăn:
• Tập trung đông dân ở các thành phố có thể gây áp lực lớn lên hạ tầng, môi trường, an ninh và trật tự công cộng của thành phố.
. Nhu cầu về nhà ở, thực phẩm, nước uống, không khí trong lành, v.v... của đông dân cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cho người dân.
• Đông dân cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về an ninh, trật tự và tội phạm, do sự chen chúc và cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm và nguồn thu nhập.
Vì vậy, để tận dụng được lợi thế và giải quyết được những khó khăn của việc tập trung đông dân ở các thành phố, cần có kế hoạch quy hoạch phát triển đô thị bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Cần tăng cường đầu tư vào hạ tầng, giáo dục, y tế,văn hóa và giải trí, để đáp ứng nhu cầu của người dân và giảm thiểu áp lực lên môi trường và an ninh.

1 tháng 12 2021

Tham khảo :

Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

1 tháng 12 2021

Tham khảo :

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.