Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
5 thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia thời cổ đại vẫn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay là:
+ Nông lịch (âm lịch) của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
+ Kĩ thuật in của Trung Quốc cổ đại
+ Phật Giáo và Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cổ đại
+ Đền Pác - tê - nông của Hy Lạp cổ đại
+ Hệ thống bảng chữ cái Alphabet ( chữ A , B , C , ... ) của cư dân ven biển Địa Trung Hải
-
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình kiến trúc hình chóp, bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc. Kim tự tháp được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người. Trong số 138 kim tự tháp, kim tự tháp Khufu tại Giza là lớn nhất. Đồng thời công trình này cũng là một trong 7 kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
Tớ gửi đáp án ạ<3
Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:
– Chữ viết: Từ thời nhà Thương, người Trung Quốc đã khắc chữ trên mai rua, xương thủ, gọi là giáp cốt văn.
– Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chinh lí. Nhiều bài thơ trong đó là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca Trung Quốc giai đoạn sau, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến văn học của các nước khác, trong đó có Việt Nam.
– Thời cổ đại, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Từ.
– Sử học: Người Trung Quốc xưa rất có ý thức về việc chép sử. Những bộ sử tiêu biểu như Sử kí củaTư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố,…
– Tính lịch: Người Trung Quốc cũng đã phát minh ra một loại lịch dựa trên sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch mà cho đến ngày nay vẫn ảnh hưởng đến cách tính thời gian của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
– Khoa học-kỹ thuật: Thế kỉ II TCN, họ đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới (gọi là địa động nghi). Đặc biệt, nguời Trung Quốc cổ đại đã đặt nền tảng cho bốn phát minh quan trọng về mặt kỹ thuật, đó là giấy, thuốc nổ, la bàn và kĩ thuật in sau này.
– Y học: Bộ Hoàng đế nội kinh của Hoa Đà (một trong “tứ đại danh y của Trung Quốc) được coi là sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa, Hoa Đà cũng nguời đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.
– Các triều đại từ Tần đến Tuỳ đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ: Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn,…
- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại
Thành tựu | Nội dung |
Tôn giáo | - Bà la môn là tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn Độ đề cao sức mạnh của các vị thần, sinh ra các đẳng cấp. - Phật giáo được sáng tạo từ thế kỉ VI TCN, nội dung căn bản là luật nhân quả, chủ trương mọi người đều bình đẳng |
Chữ viết và văn học | Người Ấn Độ dùng chữ Phạn. Các tác phẩm lớn là Kinh Vê-đa và hai bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta,… |
Khoa học tự nhiên | - Các số từ 0 đến 9 được người Ấn Độ phát minh và sử dụng ra sớm. - Biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc để chữa bệnh |
Kiến trúc và điêu khắc | - Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu làm bằng đá, còn lại đến ngày nay là chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp Sanchi. |
Tham khảo
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:
• Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.
• Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.
• Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.
• Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi
• Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.
Phật giáo chủ trương mọi người bình đẳng.
VD: 10+10=20
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà: + Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…). + Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch. + Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
Trong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu Vạn Lí trường thành. Vì Vạn Lý Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc, là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, cả mồ hôi, xương máu của người dân. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân. Sử dụng các loại vật liệu như đá, đất, cát, gạch và hoàn toàn sử dụng các phương tiện thô sơ trong xây dựng và vận chuyển bằng tay, dây thừng, giỏ đeo.
Vạn lí trường thành là “Bảy kỳ quan mới của thế giới” và Di sản Thế giới của UNESCO
Tham khảo:
- Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
- Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở.
- Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.
- Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km.
- Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.Dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì.
- Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
Ví dụ:Em ấn tượng nhất với thành tựu: Vạn Lý Trường Thành, vì: đây là công trình kiến trúc kì vĩ, đồ sộ, được xây dựng từ thế kỉ V TCN nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Công trình này được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
Một số thành tựu của Trung Quốc (từ thời cổ đại đến thế kỉ VII) được truyền bá đến Việt Nam: * Tư tưởng, tôn giáo - Học thuyết Nho gia (sau này phát triển thành Nho giáo): + Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các vương triều phong kiến Trung Quốc. + Ban đầu, Nho giáo tới Việt Nam theo phương thức cưỡng bức, áp đặt thông qua bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa của các vương triều phong kiến phương Bắc. + Dần dần, người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội, ví dụ: - Luồng Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người Việt. * Chữ viết - Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên. - Trong nhiều thế kỉ, chữ Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự chính; được sử dụng trong: + Văn bản hành chính của quốc gia. + Ghi chép lịch sử, văn học... + Sử dụng trong thi – cử. - Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc; người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được nâng lên trở thành văn tự chính của quốc gia). * Phong tục – tập quán: - Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại:
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
- Phát minh ra nông lịch.
- Sử học: các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...
- Chữ viết:
+ Sáng tạo ra chữ viết từ sớm.
+ Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…
- Văn học:
+ Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện.
+ Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu),…
- Về y học:
+ Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh.
+ Các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...
- Kỹ thuật: phát minh kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in; dụng cụ đo động đất (địa động nghi)...
- Kiến trúc: xây dựng Vạn lý trường thành.