Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các dạng năng lượng xuất hiện trong hình vẽ là: thế năng hấp dẫn, động năng, quang năng, năng lượng âm.
Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình trên là:
+ Năng lượng hóa học thành động năng
+ Quang năng thành năng lượng hóa học
+ Điện năng thành nhiệt năng.
Sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình trên là:
+ Năng lượng hóa học thành động năng
+ Quang năng thành năng lượng hóa học
+ Điện năng thành nhiệt năng.
a) Các dạng năng lượng khi xe chuyển động trên đường
- Động năng: do xe chạy trên đường.
- Nhiệt năng: do động cơ của xe tỏa ra.
- Năng lượng âm thanh: do động cơ khi hoạt động phát ra.
- Năng lượng ánh sáng: do đèn của xe phát ra.
- Điện năng: hệ thống điện trong xe hoạt động.
b) Các dạng năng lượng khi thuyền chuyển động trên mặt nước
- Động năng của động cơ thuyền khi chạy.
- Năng lượng âm thanh: thuyền chạy phát ra âm thanh nổ từ động cơ.
- Động năng của dòng nước chảy.
- Nhiệt năng của động cơ thuyền.
c) Các dạng năng lượng khi bánh được nướng trong lò
- Nhiệt năng của lò nướng tỏa ra.
- Điện năng của dòng điện giúp cho lò hoạt động.
- Năng lượng ánh sáng: hệ thống đèn trong lò.
d) Các dạng năng lượng khi đèn đang chiếu sáng
- Năng lượng ánh sáng do đèn phát ra.
- Nhiệt năng do đèn tỏa nhiệt ra môi trường.
- Điện năng của dòng điện giúp cho đèn hoạt động.
e) Các dạng năng lượng khi cây nảy mầm và lớn lên
- Năng lượng hóa học được cây hấp thụ từ môi trường đất chuyển hóa thành dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Năng lượng ánh sáng: cây hấp thụ năng lượng ánh sáng của mặt trời để quang hợp.
f) Các dạng năng lượng khi con người hoạt động tư duy
- Năng lượng hóa học từ thức ăn được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng có ích giúp cho não bộ hoạt động.
- Động năng xuất hiện khi con người thực hiện các hoạt động: viết, gõ bàn phím…
Những dạng năng lượng đã được học ở môn Khoa học tự nhiên:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn, đàn hồi
+ Năng lượng hóa học
+ Năng lượng âm thanh
+ Nhiệt năng
+ Quang năng.
Lực tương tác phân tử ở thể lỏng lớn hơn ở thể khí nên giữ được các phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau, làm cho chất lỏng có thể tích xác định. Tuy nhiên lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các phân tử ở những vị trí cân bằng xác định. Các phân tử trong chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định mà di chuyển được nên chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Một số đại lượng vật lí mà các em được học ở môn Khoa học tự nhiên
- Chiều dài: đơn vị mét
- Khối lượng: đơn vị kg
- Thời gian: đơn vị giây
- Nhiệt độ: đơn vị Kelvin
- Cường độ dòng điện: ampe
Chơi xích đu ở công viên: người chơi cần phải tác dụng 1 lực để xích đu có thể chuyển động được, khi đó xích đu có động năng, động năng chuyển dần thành thế năng khi xích đu lên cao dần. Sau đó xích đu lại đi xuống, thế năng lại chuyển hóa thành động năng, cứ như vậy quá trình lặp đi lặp lại.
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng: động năng – thế năng – động năng - …
Trong trường hợp này có sự hao phí năng lượng:
+ Năng lượng âm: xích đu ma sát với trục quay phát ra âm thanh.
+ Năng lượng nhiệt: xích đu ma sát với trục quay làm nóng trục quay và dây xích.
Các dạng năng lượng xuất hiện trong hình vẽ là: thế năng hấp dẫn, động năng, quang năng, năng lượng âm.