Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:
- Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
- Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
NHân dân ta hiểu là Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng để dạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp,
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (2đ)
+ Nghĩa đen: Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài.
+ Nghĩa bóng: Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.
Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã chỉ ra mối quan hệ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của một con người, từ đó đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. (2.5đ)
- Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó chứ không dừng lại ở hình thức bề ngoài. (2.5đ)
- Trong cuộc sống cần có sự cân đối, hài hòa giữa hình thức và nội dung, con người cần biết liên kết chặt chẽ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của mình. (1đ)
- Liên hệ bài học dành cho bản thân. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định lại bài học của câu tục ngữ.
a. + b
- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên.
=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.
=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.
=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục.
.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".
“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:
" Tốt gỗ , xấu nước sơn.
Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Không mâu thuẫn.
Vì xét trên cách nhìn nhận đúng bao quát nghĩa của câu tục ngữ. Ta có thể giải thích:
- Câu đầu nói đến việc quan trọng người thân hơn người lạ.
- Câu sau nói đến việc anh em ở xa (xa mặt cách lòng, ít giao tiếp, gần gũi) thì mình không cần thể hiện sự quan tâm thái quá mà thay vào đó người láng giềng gần (luôn tối tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau) thì mình cần quan tâm hơn.
Trong xã hội hiện nay, ý nghĩa của 2 câu trên vẫn luôn đúng.
1. Mở bài
- Bàn về ý thức trân trọng những thứ do ta làm ra, tục ngữ có câu:
''Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. ''
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Hình ảnh ao ta gắn bó với làng quê, với những thứ ta được làm chủ.
+ Nghĩa cả câu: phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác.
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
+ Tâm lí tự do làm chủ, thoải mái trong sử dụng so với khi phải đi nhờ, đi mượn của người khác.
+ Thể hiện ý thức tôn trọng chính bản thân mình.
+ Ngày nay, tư tưởng đó càng đúng đắn khi hội nhập thế giới, giáo dục lòng tự hào, yêu quý đất nước mình.
- Mặt hạn chế:
+ Bằng lòng theo kiểu dù trong, dù đục là bảo thủ, trì trệ.
+ Thái độ đó dẫn đến cách sống an phận, tự bằng lòng, tâm lí tự cao mù quáng, kìm hãm sự phát triển.
- Quan niệm đúng:
+ Tôn trọng, sử dụng cái của ta với tinh thần khơi trong gạn đục.
+ Biết hoà nhập mà không hoà tan, nghĩa là hoà nhập để phát triển trên tinh thần tự chủ.
3. Kết bài
- Bài học sâu sắc về sự gắn bó với quê hương, với những gì ta được làm chủ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi.
Nước ta có nền văn hiến rực rỡ lâu đời. Nhân dân ta có ý thức tự chủ, ý chí tự cường, gắn bó và bảo vệ quê hương đất nước, từng làm thất bại mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dân ta vẫn giữ vững nền độc lập của đất nước và bản sắc riêng của nền văn hoá Việt Nam. Gắn bó với cội nguồn, với xứ sở bằng tất cả niềm tự hào ấy, tổ tiên vẫn nhắc nhở cháu con ghi sâu vào lòng câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Đất nước đã có nhiều đổi mới. Nhân dân ta đang cùng các dân tộc trên thế giới bước vào thế kỉ XXI. Trong hoàn cảnh ấy, tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi chúng ta sẽ được bao điều thú vị.
Bờ tre, mái rạ, cây cau, mảnh vườn, chiếc ao... là những cảnh vật thân thuộc với nhân dân, với làng xóm ta từ bao đời nay. Cái ao dù nhỏ, đều là sở hữu thân thiết của mọi gia đình nông thôn. Ao là nơi tắm, giặt giũ là nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đó là ao cạn vớt bèo cấy muống trong thơ Nguyễn Trãi hay xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo trong một ý thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cầu ao, bờ ao cũng là những hình ảnh đã trở thành mảnh của hồn người dân quê:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
(Ca dao)
Cái ao là một biểu tượng của gia đình, quê hương, xứ sở. Nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân cày quê ta. Được tắm mát ở ao nhà, nhớ cái ao nước trong veo, họ thầm nhắc:
Ta về ta tắm ao ta
Ba chữ ta nhắc đi nhắc lại, cùng với bốn tiếng ta tắm ao ta vang lên, biểu lộ niềm tự hào và tấm lòng yêu quý đối với gia đình, quê hương. Nó còn thể hiện một quan niệm, một triết lí sống đẹp: tự tôn tự cường, tin yêu mình, trân trọng những giá trị tốt đẹp do mồ hôi và xương máu mình xây dựng nên.
Vế thứ hai là một so sánh ao nhà với ao người. Ao người thì xa lạ. Còn ao nhà thì thân thiết yêu thương. Vì thế dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Niềm tự hào, ý thức tự lập tự cường được khẳng định: ao nhà vẫn hơn.
Câu tục ngữ ra đời trong xã hội phong kiến, giữa một nền sản xuất tiểu nông, khi đất nước ta phải đương đầu với âm mưu đồng hoá - nô dịch của ngoại bang, nên nó mang nội dung tư tưởng tích cực. Nó thể hiện tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Nó biểu thị ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc chính đáng.
Điều kiện lịch sử và xã hội của nông thôn ta, đất nước ta ngày nay đã có nhiều đổi thay. Con người Việt Nam vẫn phải phát huy cao độ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần tự lập tự cường, đồng thời phải biết hoà hợp, vừa phát huy nội lực và tiếp thu văn minh các thành tựu khoa học kĩ thuật, văn hoá tiên tiến của các nước gần xa. Một mặt phải chống tư tưởng bảo thủ, khép kín, mặt khác biết giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hoá Việt Nam.
Một nước Việt Nam hiện đại, phồn vinh, có nền vãn hoá giàu bản sắc và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng dân tộc. Muốn hoà nhập mà không bị hoà tan, mở cửa nhưng không bị biến thành cái bóng mờ của thiên hạ thì phải phát huy nội lực, nêu cao tinh thần tự lực tự cường để tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ. Việt Nam mở cửa đón gió mát bốn phương với rất nhiều thời cơ và thách thức lớn. Nhân dân ta sẽ "tắm" ao hồ của người khắp bốn phương nhưng vẫn không bao giờ quên cái mát trong của ao nhà. Câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Dù nội dung, ý nghĩa có ít nhiều thay đổi, nhưng cái tâm, cái tấm lòng hồn hậu, chất phác, thật thà, trong sáng của con người Việt Nam đối với gia đình, quê hương, đất nước thật là đáng quý trọng muôn ngàn lần.