Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một cậu bé rất ham chơi và nghịch ngợm .. Một lần ,do mẹ tôi mắng tôi ,nên tôi đã giận mẹ và bỏ nhà ra đi .. Tôi là cà khắp mọi nơi ,tìm đủ thứ để chơi .. Tôi đâu biết rằng mẹ của tôi ở nhà đã đau buồn và mong tôi trở về như thế nào .. Càng bỏ nhà ra đi ,tôi càng nhớ mẹ ,bị rét và bị lũ bạn đập ,tôi vội vã quay về ..Lúc tôi về nhà thì không thấy mẹ ở đâu ,tôi la hét tìm mẹ ở mọi nơi nhưng không thấy .. Tôi ngồi xuống cạnh cây vú sữa mà khóc .. Đột nhiên cây vú sữa run rẩy ,nở rộ hoa và quả ,các cành cây chỉa xuống như muốn oomt ôi vào lòng .. Tôi vội lấy ăn một qua vú sữa.. Vừa ngọt vừa mát như dòng sữa mẹ .. Lúc này tôi đã hiểu ra mọi chuyện nên rất ân hận và cây vú sữa dường như cũng hiểu được điều đó nên các cành chỉa xuống để ôm tôivào lòng .
đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.
Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.
Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.
Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.
Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.
Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.
tham khảo :
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.
Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.
Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.
Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói y như với tôi:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.
tham khảo :
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2
Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.
Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.
Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.
Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói y như với tôi:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh thực phẩm tươi sống thuỷ hải sản.Từ đời ông tôi, rồi đến bố tôi sau cùng là tôi.Khi tôi tiếp quản việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn,vui buồn lẩn lộn.Nhưng có một kỷ niệm đáng nhớ nhất mà mỗi lần tôi ngẫm nghĩ lại thật buồn cười : “việc treo biển hiệu cho cửa hàng.”
Vì công việc kinh doanh đối với tôi lúc đầu còn mới mẻ nên việc mua bán ế ẩm.Tôi nảy ý định treo biển “Ở đây có bán cá tươi” nhằm quảng cáo để mọi người biết.Nghĩ sao làm vậy…Biển vừa được treo lên,có người đi ngang qua, xem rồi cười bảo: Cửa hàng của anh lâu nay bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”.Tôi nghe thế ! Thấy chột dạ liền bỏ chữ “tươi” đi.Hôm sau có người khách đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Chẵng nhẽ người ta ra hàng hoa mua cá hay sao mà anh phải đề “ở đây”.Nghe người khách nói có lý, tôi liền bỏ ngay hai chữ “ở đây”đi.Cách vài hôm sau có người khách nọ đến mua cá, nhìn lên biển rồi cũng cười và bảo: Ở đây bày cá ra khoe hay sao mà đề “có bán”,cần gì phải đề thế.Tôi nghe cũng có lý,liền bỏ luôn hai chữ”có bán”.Thành ra trên biển chỉ còn có một chữ “cá”.Tôi nghĩ thầm trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.Nhưng không ngờ vài hôm sau , người hàng xóm sang chơi, nhìn cái biển rồi nói: Mới tới đầu ngõ đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy rẩy cá, ai chẳng biết là bán cá mà đề biển làm gì nữa.Thế là tôi đem cất nốt cái biển luôn.
Qua sự việc trên nghĩ lại thật buồn cười.Sao mình ba phải thế “ con tám cũng ừ,con tư cũng gật”.Treo biển lên để quảng cáo là một việc rất có ý nghĩa nhưng tôi lại không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình.Rốt cuộc treo biển lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt.Việc làm ấy vừa tốn công, tốn sức vừa đáng chê cười.Sau khi ngẫm nghĩ từ việc làm kì quặc của mình,tôi khuyên mọi người khi làm việc gì cũng cần phải suy xét trước sau một cách cẩn thận.
Bạn tham khảo nhé
Bài làm
Thông minh vốn là quý thật của con người. Sự thông minh và trí khôn dân gian giúp con người vượt qua những thách đố oái ăm, có được nguồn trí thức cần thiết cho cuộc sống. Câu chuyện Em bé thông minh là tôi kể ra đây sẽ thể hiện điều đó. Chuyện như sau.
Thuở xưa có vị vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nơi tìm người tài giỏi. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, chưa biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, cha phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ây đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Khi nghe tin này, cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Người cha ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, đến nước cùng, họ nghe theo nhưng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
Em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cho con đẻ được nhờ.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và các triều thần chịu đứa bé là thông minh, lỗi lạc. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cho lấy cho mình một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích của cuộc đi sứ ở nước ta, vua quan đưa mắt nhìn nhau, chẳng tìm ra câu giải đáp. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.
Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Sự thông minh của em bé đã làm nên việc lớn. Trí thông minh của em đã giúp ích cho gia đình, giúp ích cho quê hương, đất nước.
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho toi la một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
cậu có ghi nhầm đề ko sơn tinh là nhân vật trong truyện cổ tích Sơn Tinh,Thủy Tinh chứ đâu phải truyện cổ tích Con Rồng cháu Tiên.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Đóng vai nhân vật Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giày.
Bài làm:
Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.
Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:
- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.
Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.
Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...
Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.
Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:
- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!
Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:
- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.
- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.
- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!
Tham khảo nhé :3
Tên của tôi là Dế Mèn. Một ngày nọ, mẹ nói rằng tôi có thể ra ở riêng. Mẹ bảo tôi đã lớn rồi, cần phải sớm biết tự lập. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, thích thú.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Tính tôi hay nghịch ngợm lắm. Đôi lúc dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Tôi thường trêu chọc mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Nhưng cũng chỉ vì thói hung hăng, hống hách mà tôi đã gây ra một lỗi lầm lớn.
Hàng xóm nhà tôi là Dế Choắt - một anh chàng nhỏ bé, ốm yếu. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Bởi không có sức khỏe nên Dế Choắt chỉ đào được cái hang nông sát mặt đất, chỉ vừa khép mình vào chứ chẳng cựa được. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm. Tôi liền chê Dế Choắt sống cẩu thả, lười biếng. Dế Choắt không giận mà còn nhờ tôi đào hộ một cái ngách sang bên nhà tôi phòng khi tắt lửa tối đèn thì giúp nhau. Nghe đến đây, tôi từ chối thẳng thừng rồi ra về mà không chút bận tâm.
Mấy hôm liền, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược. Các loài chim nước cũng tụ tập về đông đủ, đứng đầy cả mặt hồ. Đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, đến đậu gần hang tôi, cách có mấy bước. Tính vốn nghịch ngợm, tôi nghĩ mưu định trêu chị Cốc. Tôi cất tiếng gọi rủ Dế Choắt chơi cùng. Cậu ta sợ hãi van xin tôi đừng dại gì mà trêu vào chị Cốc.
Tôi mắng Dế Choắt nhút nhát, rồi liền cất lời trêu chị Cốc. Chị ta đang đứng rỉa lông, nghe tiếng hát của tôi thì vội giật mình định bay đi. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, quát hỏi kẻ nào đã to gan đến thế. Tôi nhanh chan chui tọt ngay vào hang, mặc cho chị túc tối.
Không trông thấy tôi, nhưng hình như chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền buộc tội Choắt mặc cậu ta thanh minh. Chị ta liền giáng những cú mổ tới tấp xuống lưng Choắt. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt vẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Tôi nằm nghe mà khiếp sợ. Đến khi chị Cốc đi rồi, tôi mới dám mon men bò lên. Khi trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên xin lỗi Choắt chỉ tại tôi nghịch ngợm, ngông cuồng mà đã khiến anh ấy phải lãnh lất tai họa. Gắng gượng, Choắt thều thào vào tai tôi lời cuối cùng: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Tôi hối hận lắm. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi tự nhủ từ nay sẽ chừa thói kiêu căng, ngạo mạn của mình.
Tham khảo
Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu trước đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện… còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Tôi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, tôi lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học: “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Tôi chỉ nói sao cho sướng miệng, chứ không suy nghĩ quá nhiều về điều đó. Trước những lời mắng mỏ đó, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế tôi càng cho mình ghê gớm lắm. Ngay cả khi Dế Choắt dè dặt nhờ vả tôi đào giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng chẳng cần suy nghĩ tôi lập tức từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Tôi ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Chị Cốc không thấy tôi nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị ta đổ cho Choắt trêu mình dù cậu có gắng thanh minh. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình. Tôi nằm trong hang, im thin thít huống. Đến tôi còn thấy sợ huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Đến khi chị Cốc đi rồi tôi mới dám bò sang tìm Choắt. Tôi không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Tôi hối hận lắm. Tôi nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với tôi những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”. Thế rồi Dế Choắt ra đi. Dế Choắt ra đi để lại cho tôi bài học đường đời đầu tiên đau xót.
Tôi là Tiên Kim Quang. Tôi từng là một vị thần siêng năng với bản tính hiền lành cống hiến cho Ngọc Hoàng trên trời cao nhưng vì sai lầm của mình phải trả giá trở thành con trâu dưới hạ giới giúp dân cày bừa.
Thuở hồng hoang, mặt đất hoang sơ khô cằn. Loài người cơ cực vật lộn mưu sinh bằng săn bắn hái lượm, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Ngọc Hoàng thấu hiểu được điều đó tìm cách giúp dân. Một hôm ngài triệu tôi đến giao cho hai bao hạt và truyền :
- Hai bao hạt giống này, bao màu đỏ là hạt ngũ cốc, bao màu xanh là hạt cỏ cây. Ngươi hãy mang xuống hạ giới và nhớ kĩ lời ta, gieo hết bao ngũ cốc màu đỏ trên phần lớn mặt đất để dân chúng lấy lương thực ăn. Còn lại một phần nhỏ đất đai thì gieo một ít hạt cỏ cây để tô điểm cho đồng ruộng và làm thức ăn cho các loài vật.
Tôi vâng mệnh Ngọc Hoàng, hăm hở vác hai bao hạt giống hạ lộ trần gian. Đường xuống hạ giới cảnh đẹp mơ mộng, tiên nữ múa ca, hoa thơm đua nở, trái ngọt ngạt ngào đưa hương như ru ông vào giấc mộng, khiến hồn tôi ngất ngây mà lãng quên lời dặn của Ngọc Hoàng.
Xuống đến nơi, giữa mặt đất mênh mông tôi không nhớ được đâu là bao hạt ngũ cốc, đâu là bao hạt cỏ dại. Tôi nghĩ: " Màu xanh chắc chắn là lương thực mang lại ấm no rồi" . Nghĩ vậy, tôi liền gieo hết bao hạt xanh mà tôi cứ nghĩ là hạt ngũ cốc . Còn lại phần đất ít ỏi tôi lấy hạt giống trong bao đỏ gieo nốt, rồi mang số hạt còn thừa trong bao về Thiên đình nhập lại kho.
Từ đó, cỏ dại đua nhau mọc tràn lan tươi tốt , còn lúa ngô thì èo uột bon chen khiến người dân phải vất vả cực nhọc cuốc xới nhổ cỏ bón phân mới được thu hoạch. Tuy đã có lương thực nhưng dân tình phải đổi bằng bao mồ hôi công sức . Trong khi đó, cứ hở tí đất nào là cỏ dại mọc um tùm.
Ngọc Hoàng vô cùng giận dữ. Ngài triệu tôi đến truyền lệnh:
- Nhà ngươi đã gây ra tội lỗi lớn với muôn dân. Nay ta phạt ngươi, bắt ngươi hóa kiếp thành con vật có tên là Trâu, suốt đời sẽ phải kéo cày cho nông dân làm đất trồng ngô lúa hoa mầu. Ngoài ra, cả đời ngươi sẽ phải ăn thứ cỏ mà ngươi đã gieo vãi tràn lan khắp nơi.
Mệnh lệnh từ Ngọc Hoàng tôi không thể chống lại, đành ngập ngùi đón nhận hình phạt do tội lỗi của bản thân. Từ đó, tôi thành trâu miệt mài kéo cày cho nông dân cấy trồng và suốt đời miệt mài gặm cỏ. Nhưng với bản tính siêng năng hiền lành lại khỏe mạnh, tôi đã trở thành bạn của nhà nông, và đã được người nông dân yêu mến, tôn vinh là " Đầu cơ nghiệp".
Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều. Cả lớp ơi tớ yêu cả lớp nhiều
132058679257