Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-* Theo em, tình hình an toàn giao thông trên đường bộ rất phức tạp với các vấn đề :
-- Nạn tắc đường trầm trọng ở các thành phố lớn.
-- Nhiều người sử dung đồ có cồn và chất cấm khi trong tham gia giao thông.
-- Không chấp hành luật, nguyên tắc.
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông có con người chiếm 70%, phương tiện và cơ sở hạ tầng chiếm 30%.:
-- Do con người ( cả học sinh) thiếu kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông.
-- Không hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
-- Không nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc an toàn giao thông đường bộ.
* Hậu qua
-- Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương rất cao.
-- Gây ra nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần.
* Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần:
--Tuân thủ theo luật đường bộ.
-- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
-- Không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn.
Bạn có thể thêm ví dụ nếu thích
Nguyện nhân:
-Do không đội mũ bảo hiểm
-Vượt đèn đỏ
-Không nắm rõ các quy định khi tham gia giao thông.
................................................
Em sẽ:
-Tuân thủ quy định giao thông.
-Khi đi xe không phóng nhanh,vượt ẩu.
-Nhìn kĩ trước khi đi.
...................................................................
Nguyên nhân: Do sử dụng chất kích thích ,chất gây nghiện khi đi xe, buông hai tay khi đi xe, ...
đọc luận tham gia giao thông ,đường sắt khi tham gia
Chúng ta cần phải:
- Có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ giao thông.
- Khi uống rượu, bia tuyệt đối không được lái xe.
- Không phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng.
- Không trở quá nhiều đồ đạc hoặc quá nhiều người.
- Không đi xe hàng ba, hàng bốn...
a, -Tai nạn giao thông càng ngày gia tăng là do ý thức của người lái giao thông và các người tham gia giao thông.
-Nguyên nhân phổ biến nhất là do người tham gia giao thông uống bia rượu trong khi lái xe, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đánh võng lạng lánh, đi đường không chú ý xe cộ qua lại.
b, -Luôn chú ý khi tham gia giao thông, giải thích cho những người tham gia giao thông sai biết những điều nên làm và điều không nên làm khi tham gia giao thông.
a,Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu... Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông.
b.hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy.
_Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ
_Chỉ qua đường khi tất cả xe dừng lại
_Nếu là trẻ con thì cần có người lớn đi cùng
_Trước khi qua đường cần quan sát xem có xe hay không.
a) Em có suy nghĩ là : Tình trạng giao thông hiện nay đang ở nước ta đang trong tình trạng đáng báo động . .. ( viết thêm )
b)
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông
Qua bảng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Để góp phần bảo đảm trật tự ATGT thì mỗi người hãy tự nâng cao ý thức trong việc tham gia giao thông, cũng như vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Có như vậy, số vụ TNGT cũng như số người thương vong vì TNGT mới có thể nhanh chóng kéo giảm; để thực hiện được mục tiêu trên, cần làm những việc như sau:
Một là: Mỗi người cần nâng cao hiểu biết của mình về Luật Giao thông đường bộ bằng nhiều cách khác nhau (ví dụ: dán 1 vị trí nào đó ở nhà sao cho hàng ngày, hàng giờ nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành). Đồng thời, ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự ATGT. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông đường bộ.
Hai là: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu, bia thì không trực tiếp lái xe mà sử dụng các phương tiện công cộng khác cho an toàn.
Ba là: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, nạn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.
Bốn là: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.
Năm là: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con. Cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.
Sáu là: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự ATGT.
Bảy là: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Tám là: Luôn có thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hóa như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ TNGT.
Chín là: Cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.
Trên đây là một số ý tưởng rất đơn giản nhưng thiết thực góp phần giúp mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Ngoài ra lực lượng chức năng cũng cần tăng cường các biện pháp để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông như:
Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” (công nông…) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
2. Làm gì giúp giảm thiểu tai nạn giao thôngĐể hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Trước tiên nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở giao thông, quản lí chặt chẽ chất lượng các công trình giao thông hiện nay. Đồng thời đội ngũ lực lượng chức năng cần kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Chúng ta là thế hệ trẻ cần có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đi đúng phần đường làn đường quy định, không lạng lách, đánh võng trên đường…. Đồng thời tuyên truyền để các bạn khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy được những tác hại khi không tham gia đúng luật an toàn giao thông.
Tham gia các đội thanh niên tình nguyện tham gia khóa đào tạo điều phối giao thông và tuyên truyền các tháng hành động vì an toàn giao thông. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi.
Tuổi trẻ học đường là lực lượng trẻ có sức tuyên truyền rất cao, đồng thời đây là thế hệ sẽ cải thiện tình trạng tai nạn giao thông lớn nhất, đẩy lùi sự thiếu ý thức trách nhiệm với tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Mỗi một học sinh chúng ta hãy luôn chung tay góp sức vào việc tuyên truyền an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông hiện nay./.
3. Nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinhTuyên truyền tại trường học
Các trường học trên địa bàn tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, tặng mũ bảo hiểm, phát tờ rơi. 100% nhà trường cho học sinh ký các cam kết tuyệt đối tuân thủ đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện đến trường và khi tham gia giao thông cùng gia đình. Qua đó, hướng dẫn các em tham gia giao thông đúng quy định và giải đáp các thắc mắc, câu hỏi liên quan đến an toàn giao thông. Phối hợp với nhà trường nhắc nhở phụ huynh, đề nghị không cho con em điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, đi xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Các trường hợp vi phạm sẽ bị lập danh sách gửi về nhà trường và gia đình để phối hợp nhắc nhở, giáo dục.
Xây dựng các đội “Sao đỏ” phối hợp với lực lượng bảo vệ tại cổng trường, qua đó kiểm tra kiên quyết xử lý đối với các trường hợp học sinh đi xe máy điện đến trường không đội mũ bảo hiểm hoặc đi xe mô tô khi chưa đủ tuổi. Ngay sau đó sẽ liên lạc với phụ huynh để giải quyết.