K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

19 tháng 1 2017

Các nhân tố giao tiếp qua bức thư của Hồ Chí Minh:

a. Nhân vật giao tiếp:

Ai viết thư? → Bác Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước.

Thư viết cho ai → Học sinh trên toàn đất nước Việt Nam – những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

b. Hoàn cảnh giao tiếp:

Năm 1945, khi đất nước vừa mới giành được độc lập, Bác Hồ viết bức thư gửi đến các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

c. Vấn đề (nội dung) giao tiếp:

    + Bác Hồ bày tỏ niềm vui khi thế hệ học sinh đã có cơ hội được hưởng nền độc lập và được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam".

    + Bác nhắc nhở các cháu học sinh về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi em đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

    + Lời chúc mừng của Bác Hồ gửi tới toàn thể học sinh.

d. Mục đích giao tiếp:

    + Chúc mừng học sinh, nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập

    + Nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước, niềm mong mỏi của Bác đối với thế hệ tương lai.

e. Cách viết thư: lời lẽ chân tình, gần gũi, nhưng cũng cứng rắn, nghiêm túc xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

11 tháng 3 2022

1.- Cao trào đấu tranh những năm 1930 - 1931 - với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh - là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên, thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Trong cuộc đối đầu đó, biết bao đồng chí đã tỏ rõ khí phách anh hùng và quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng, đã mở đầu cho truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, như : Cao Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Cũng trong trận thử lửa này, lịch sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác" – câu nói đã trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ Việt Nam.

 

2.- Trong phong trào đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, Đoàn thanh niên Dân chủ tiếp nối Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương trong sự nghiệp tổ chức, giáo dục động viên tuổi trẻ đi đầu thực hiện nhiệm vụ của Đảng giao cho. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, đòi nhà toàn quyền Pháp ở Đông Dương phải ban hành một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê, như: giảm giờ làm, tăng tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, có chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ, ra sắc lệnh "ân xá" tù chính trị ở Đông Dương.

 

3.- Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên tuổi trẻ cả nước góp phần xứng đáng vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa, xứng đáng là quân đội xung kích cách mạng, là lực lượng tiên phong, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng, nam, nữ thanh niên Việt Nam đứng lên cùng toàn dân đấu tranh kiên cường vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam đã cùng toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập"[1][1]. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

 

4.- Trong cuộc đấu tranh bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên hoạt động một cách công khai dưới chế độ mới và trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng, tổ chức. Đoàn tập hợp hàng triệu đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ xung kích bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", thanh niên cả nước đã một lòng cùng toàn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập tự do, như Lê Gia Định - người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng và được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô". Tinh thần của anh cũng là khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ:

 

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

 

Đoàn đã động viên thanh niên trên các mặt trận nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu ngoan cường, đồng thời phát động trong tuổi trẻ cả nước phong trào toàn quân giết giặc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn với một Điện Biên thiên anh hùng ca bất diệt. Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn thanh niên và tuổi trẻ cả nước đã hiến dâng cho Tổ quốc hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên ưu tú, gần 3 triệu người tham gia bộ đội chủ lực, 5 triệu lượt người tham gia dân quân du kích, công nhân hỏa tuyến … và biết bao tấm gương chiến đấu ngoan cường, góp phần làm rạng rỡ gương mặt Tổ quốc ta và làm cho thực dân Pháp phải chuốc lấy thất bại thảm hại.

 

"Lần đầu tiên trong lịch sử; một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân mạnh. Đó là thắng lợi của dân tộc Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của các thế lực hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới" [1][1] đưa cách mạng nước ta bước vào thời kỳ đấu tranh mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với tinh thần lao động quên mình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào công cuộc cải cách ruộng đất, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Phong trào "Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước" 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã có 2 triệu đoàn viên, thanh niên đăng ký tình nguyện, 6 vạn đoàn viên thanh niên thực hiện vượt mức kế hoạch, 22 ngàn thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 đoàn viên thanh niên được tặng danh hiệu anh hùng lao dộng, nhiều điển hình "Người tốt, việc tốt" trên các lĩnh vực, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

 

5.- Trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", với tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào 2 phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong". Có 7 triệu đoàn viên thanh niên đã đăng ký tình nguyện; 21.000 đoàn viên thanh niên tham gia chống Mỹ, cứu nước; 1,5 triệu đoàn viên thanh niên nhận nhiệm vụ khó mà Đảng yêu cầu. Phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong" đã đáp ứng được nhiệt huyết của thanh niên, khao khát được cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước, Đoàn đã động viên thanh niên cả nước góp phần đánh bại "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và đặc biệt, với chiến dịch thần tốc mùa xuân 1975, cuộc đối đầu lịch sử của dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, thất bại thảm hại trước sức mạnh và ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đoàn Thanh niên xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong chiến đấu và chiến thắng. Đại thắng mùa xuân 1975 lại tô thắm thêm truyền thống của Đoàn.

 

6.- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục gánh vác sứ mệnh to lớn là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo đường lối đổi mới của Đảng, Đoàn phát động thanh niên phong trào "tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", có 1,5 triệu đoàn viên đăng ký tình nguyện xây dựng : 23.639 công trình thanh niên, 10 vạn đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 1.720km; xây dựng 56 công trường, 35 khu kinh tế mới, 30 công trình thủy lợi, 289.639 sáng kiến.

 

Trong phong trào "3 xung kích làm chủ tập thể" có 2 triệu đoàn viên thanh niên tham gia đăng ký, 62.715 công trình thanh niên, 6.000 tập thể đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 1.195 đoàn viên thanh niên được tặng Huy chương tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.

 

7.- Trong công cuộc đổi mới của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam đã "hành quân theo bước chân những người anh hùng", "hành quân theo chân Bác", tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào "thanh niên lập nghiệp", "tuổi trẻ giữ nước" đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.

 

Các phong trào "Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ" thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy", "Đoàn kết 3 lực lượng", "Đền ơn đáp nghĩa", "Sản xuất, kinh doanh giỏi", "3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường", "Dạy tốt, học tốt". "Học vì ngày mai lập nghiệp" … là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẵng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới "Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ".

11 tháng 3 2022

uầy giờ này r mà vấy có bạn hộ iu bạn thực sự 

 

10 tháng 11 2016

Ai gứi với ạ

 

10 tháng 11 2016

Ai giúp với ạ

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

 

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

1
3 tháng 9 2017

Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

11 tháng 8 2019

Chọn đáp án: D

28 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

chọn cái gì thế ạ