Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN
Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay
mình chỉ biết thế thôi
- Theo truyền thuyết ghi chép lại, Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán.
- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). - Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
-
Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?
+ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
+ Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.
+ Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
- Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
- Về tổ chức nhà nước thời Âu Lạc không có thay đổi nhiều so với nhà nước thời Văn Lang. Tuy nhiên, có sự chặt chẽ hơn nhiều. Nhà vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Đặc biệt, vua lấy hiệu là An Dương Vương.
- Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
học tốt!
Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: • Đời sống giản dị, hòa hợp với tự nhiên • Tổ chức lễ hội: vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống chiêng • Biết thờ cúng tổ tiên, các vị thần như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời. • Người chết được chôn chất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây • Phong tục: nhuộm răng, xăm mình
Mik chỉ biết tới đó thôi
Đáp án A
Nhà nước Âu Lạc ra đời dựa trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần với sự đoàn kết của 2 bộ lạc là Tây Âu và Lạc Việt => khẳng định truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Truyền thống này vẫn được tiếp tục phát huy cho tới ngày nay, là sức mạnh đánh tan mọi thế lực xâm lược
Tham khảo
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Tham khảo
? Những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội của nước ta thời kì bắc thuộc
* Sự chuyển biến:
- Về kinh tế:
+ Niông nghiệp: Nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thủy lợi được xậy dựng nên năng suất lúa cao hơn trước
+ Thủ công nghiệp: việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống được phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu một số nghề mới từ Trung Quốc như làm giấy, thủy tinh
+ Thương mại: nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thông giao thông thủy, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phát triển hơn trước
- Văn hóa: một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tôn nền văn hóa truyền thông của dân tộc
- Xã hội: do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại Phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ
?Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí
- Nguyên nhân: Vì căm ghét bọn đô hộ nhà Lương độc ác, tàn bạo.
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân
-Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta.
?Vẽ sơ đồ về tổ chức nhà nước Âu Lạc . Nêu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
-Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào khoảng năm 208 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
- Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới: đặt tên nước là Âu Lạc. Thục Phán tự xưng An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội).
- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương. Tuy nhiên, quyền hành của Nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị rước.
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
tham khảo
Năm 218 TCN Doanh Chính (tức Tần Thủy Hoàng) phát 50 vạn quân đi xâm lược Bách Việt. Trong vòng 3 năm quân Tần đã chinh phục được cả các nhóm Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt và các bộ lạc phía Bắc Quảng Tây. Nhưng khi tiến vào Lạc Việt thì vấp phải một cuộc kháng chiến kịch liệt của người Lạc Việt.
Các bộ Lạc Việt dưới sự hiệu triệu của Lạc vương, đã họp hội nghị để bàn kế đối phó và cử Thục Phán làm lãnh tụ quân sự để kháng chiến. Khi quân Tần đóng đô ở miền “đất không người” đã chán nản mỏi mệt, khổ vì thiếu lương thực và khí hậu độc địa, thì người Lạc Việt do Thục Phán lãnh đạo mới bắt đầu dùng cách du kích để quấy rối, cứ ban ngày thì lấp ở trong rừng không chịu gặp địch, ban đêm chia nhau từng tốp kéo ra đánh phá, giết hại quân Tần. Bị tổn hại rất nhiều cuối cùng đến năm 208 nhà Tần thất bại.
Trong cuộc kháng chiến lâu dài ấy, Thục Phán đã củng cố sự đoàn kết giữa các bộ lạc Lạc Việt và các bộ lạc Tây Âu đồng minh, thành một cuộc liên minh quân sự rộng lớn. Thục Phán đã tổ chức được một đội quân đặc biệt, do đó mà gây thêm lực lượng và quyền uy của mình trong cuộc liên minh. Sau khi kháng chiến thắng lợi Thục Phán được tất cả các tù trưởng phục tùng, đã thừa thế mà lấn át quyền uy của Lạc vương, nắm lấy trong tay cả quyền lãnh tụ quân sự và quyền lãnh tụ chính trị. Có đủ điều kiện xây dựng một nước, Thục Phán đã họp các bộ lạc Tây Âu đồng minh và các bộ lạc Lạc Việt mà dựng thành nước Âu Lạc.
Thục Phán xưng vương lấy niên hiệu là An Dương Vương dựng đô ở Loa thành (nay thuộc Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
Xã hội Âu Lạc vẫn còn ở giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy với chế độ nô lệ mới nảy nở theo hình thức nô lệ chế gia trưởng. Nhưng sự thành lập nước Âu Lạc là một bước rất quan trọng trong lịch trình phát triển của xã hội. Một mặt khác, sự thành lập nước Âu Lạc đã chứng tỏ rằng trong khoảng các bộ lạc đương đi vào chế độ nô lệ và tập hợp thành nước Âu Lạc đã nảy nở mầm mống đầu tiên của ý thức dân tộc mà sau này dưới áp bức của ngoại quốc trong hơn mười thế kỷ không thể đè bẹp được nữa.
Câu 2:
Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV- III trước Công nguyên.
Những tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông: Vua-> Quý tộc -> Nông dân công xã
-> Nô lệ.
giúp mình với!
nhìn chung, bộ máy nhà nước thời An Dương Vương đã chặt chẽ hơn, quyền lực nhà vua cũng cao hơn.