Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a/ Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp
2. Nông nghiệp:
- Được phục hồi và phát triển.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất.
- Ruộng đất tư điền trang thái ấp nhiều lên.
Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề.
- Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, lập làng nghề thủ công.
Xã hội:
– Xã hội ngày càng phân hóa giữa các tầng lớp sâu sắc.
+ Tầng lớp thống trị : Vua,vương hầu,quý tộc.quan lại,địa chủ
+ Tầng lớp bị trị : Thợ thủ công,thương nhân,Nông dân tá điền,Nông nô,Nô tì.
Văn hóa:
- Đạo phật và nho giáo đều phát triển, nho giáo phát triển mạnh.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đa dạng, phong phú: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng,...
- Bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục:
- Mở rộng quốc tử giám.
- Trường học mở ra nhiều, các kì thi được tổ chức nhiều hơn.
Khoa học kĩ thuật:
- Thành lập quốc sử viện.
- Quân sự, y học đạt được nhiều thành tựu.
Kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời: Thành Tây Đô, tháp Phổ Minh,...
- Nghệ thuật chạm, khắc tinh tế.
- Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Câu 1:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
Điểm tiến bộ trong giáo dục khoa cử thời Lê Sơ với các triều đại trước:
- Coi trọng nhân tài, mở nhiều khoa thi hội, hương đình
- Khuyến khích tinh thần học tập, ai đõ trạng sẽ được ghi danh trên bia đá
- Cho xây lại Quốc Tử Giám nhằm mở rộng môi trường học tập
- Là thời đại có nhiều khoa thi và tiến sĩ, trạng nguyên nhất nước ta
* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Câu 1 :
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ , đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều , như triều đình có đầy đủ các bộ , các tự , các khoa và các cơ quan chuyên môn.
- Hệ thống thanh tra , giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương .
- Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn ( nhất là các cấp đạo thừa tuyên ) , có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng . Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn .
Câu 2 :
Đại Việt thời Lê sơ là quốc gia cường thịnh nhất khu vực Đông Nam Á vì :
- Giai cấp phong kiến có vai trò tiến bộ , quan tâm đến đời sống nhân dân , có nhiều biện pháp tích cực .
- Kinh tế phát triển , đời sống nhân dân ổn định .
- Lãnh thổ được mở rộng , nền độc lập , thống nhất được củng cố .
Câu 3 :
Thời Lê Sơ , nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài , điều đó thể hiện qua việc giáo dục thời Lê đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “ vốn xưng nên văn hiến đã lâu”.
Có thể thấy , nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài . Tình thần này được nâng lên đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông . Các khoa thi được tổ chức đều đặn ba năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô . Số lượng người đỗ đạt ngày càng nhiều , trình độ dân trí được nâng cao . Số trường học ngày càng tăng lên . Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm .
Câu 4 :
- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển .
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc : đặc sắc thể hiện ở các cung điện , lăng tẩm . Phong cách khối đồ sộ , kĩ thuật điêu luyện .
Câu 5 :
- Ở thế kỉ XV , vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước ta .
- Ông chính là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị : Quỳnh Uyển cửu ca , Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập …
Như vậy , không chỉ là một vị vua tài giỏi , yêu nước thương dân , vua Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn của thế kỉ XV .
Nền giáo dục thời Lê sơ lại phát triển mạnh mẽ. Vì:
+ Ở thời Lê Sơ nền giáo dục được chú trọng hơn cả
+ Nhà nước khuyến khích người dân học tập
+ Tuyên truyền cho người dân biết ích lợi của việc học tập
+ Đồng thời cũng nêu rõ tác hại của việc không học
+ Mở nhiều trường lớp dạy học
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài
giáo dục:
Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).
khoa học-kĩ thuật:
Một số nhà thiên văn học cũng có những đóng góp đáng kể.
các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.
Tham khảo!
giáo dục:
Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).
khoa học-kĩ thuật:
Một số nhà thiên văn học cũng có những đóng góp đáng kể.
các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.
Tình hình:
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Ý nghĩa: Giáo dục và thi cử phát triển có ý nghĩa rất lớn:
- Là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.