K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.

7 tháng 5 2016

Những mốc lịch sử của Quang Trung trong phong trào Tây Sơn:

  • năm 1777: lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong.
  • năm 1785: đánh tan quân xâm lược Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
  • năm 1786 - 1788: lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng ngoài.
  • năm 1789: đánh tan quân xâm lược Thanh.
2 tháng 5 2018

1 . Đông Đô, Đông quan, Đông Kinh, Bắc Thành.

2.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :

+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.

- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.

- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

-Cách đánh độc đáo của Quang Trung:

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó. Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước. Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.

- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Nhớ like và theo dõi tui nha <3 iu lắm nà :3

4 tháng 10 2017

Nhà Tần: Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.


14 tháng 6 2016

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. 

Những điều ít được biết về hoàng đế Quang TrungMùa xuân năm 1771, lúc Nguyễn Huệ 18 tuổi, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, đất Tây Sơn sôi động. Lá cờ nghĩa bằng lụa đỏ dài 10m được dựng lên với khẩu hiệu lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo và lời hịch kể tội Trương Phúc Loan: "Giận phó quốc ra lòng bội thượng, nên Tây Sơn xuống nghĩa cần vương". Trong sách viết về nhà Tây Sơn được phổ biến dưới thời Nguyễn, con người và sự nghiệp Nguyễn Huệ đã bị xuyên tạc. Nhưng qua những tài liệu ấy, kết hợp với những tài liệu mới phát hiện gần đây, ta có thể thấy vài nét chân dung Nguyễn Huệ. Ông có mái tóc xoăn da săn, mắt sáng, tiếng nói sang sảng như chuông, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Ông "có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu" (Tây Sơn lược thuật). Thậm chí, một cung nhân của nhà Lê nói rằng: "Nguyễn Huệ trỏ tay, đưa mắt, ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét...". (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nguyễn Huệ là người anh hùng dân tộc lãnh đạo phong trào Tây Sơn ông đã lật đổ các thế lực phong kiến cát cứ chia cách đất nước Nguyễn,Trịnh,đánh đuổi tập đoàn bán nước Lê Chiêu Thống ,đánh tan quân xâm lược Xiên,Thanh,lập nên nhà nước thống nhất ,tiến hành nhiều cải cách lớn.Tiếc rằng ông mất hơi sớm 
Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân điển hình thế kỉ 18 nó đánh đổ các tập đoàn phong kiến phản động ,đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước,chiến thăng ngoại xâm ,nội phản một cách rực rỡ,cải cách nhiều mặt về kinh tế văn hóa...Đáng tiếc phong trào này đã bị thất bại khi Quang Trung -Nguỹen Huệ qua đời

 

3 tháng 5 2016

việt có dấu đi bạngianroi chả hiểu j hết

5 tháng 5 2016

Tại sao Nguyễn Nhạc là thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Tây Sơn nhưng thủ lĩnh lại là linh hồn của phong trào này.Hãy dùng kiến thức lịch sử đã học để chứng minh nhận định này là đúng 

Tớ phiên dịch sang Tiếng Việt có dấu

 

12 tháng 4 2017

Quang Trung( Nguyễn Huệ)

Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.

Nguyễn Ánh:
Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử và đặc biệt, từ đó tạo ra mâu thuẫn của dân tộc với sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và không chính đáng. Nếu không thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thoát mình ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.

Nguyễn Ánh được sinh thành trong một xã hội nhiều xáo trộn; xáo trộn về thế lực, quyền bính, mâu thuẫn về quan niệm. Những nghệ thuật, thao lược dành chiến thắng trong cuộc sàng lọc khắt khe đã đạt đến đỉnh cao. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.

Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng.

Chúng ta tự hào vì chúng ta có Nguyễn Huệ Quang Trung, thì đồng thời chúng ta cũng không thể lãng quên Nguyễn Ánh hoặc tuỳ tiện đánh giá về con người này. Hai thế lực, hai trận tuyến, là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng hai con người này đều là thực thể Việt Nam. Mỗi người trong họ đã tạo cho người còn lại một môi trường của sự thử sức, lòng can đảm và sự khôn ngoan để đoạt chiến thắng từ tay đối phương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất biện chứng; mỗi người đều là căn cứ để đánh giá và nhìn nhận người kia.

Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn - Nguyễn Vương. Sài gòn - Gia Định trở thành thủ đô trong thánh địa của triều đại ông.

Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chính là lò bát quái, là nơi tinh luyện kim đan để kẻ tu hành đắc đạo? Trong sự va đập lịch sử thì lịch sử cũng biết tự chọn lựa. Một người đã đi đến đích, đã chiến thắng ở trận cuối cùng, đó là Nguyễn Ánh.

Lê Lợi:

Lê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

"... Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

"Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp..."

Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu - 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm.

Nguyễn Nhạc:

Nguyễn Văn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê.

Song ông không có ý muốn thống nhất đất nước khi đã tiêu diệt chúa Trịnh ở phía bắc mà lên ngôi hoàng đế khi đất nước chưa thống nhất. Về sau, ông đã bị lu mờ trước người đã tiếp tục lãnh đạo phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước là em trai ông, Nguyễn Huệ. Nhận thấy tài năng của em trai vượt hơn mình, để tránh nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ, ông giao lại quyền lãnh đạo cho em trai là Nguyễn Huệ, còn ông chỉ xưng là Tây Sơn vương, lui về ở tại thành Quy Nhơn cho đến cuối đời.

Nguyễn Lữ:

Nguyễn Lữ còn gọi là Nguyễn Văn Lữ theo tên gọi trong sử, sinh năm Giáp Tuất (1754), tại làng Kiên Mỹ, huyện Tuy Viễn. Là em thứ ba sau Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Lớn lên theo hai anh xuống Bàng Châu thụ giáo Đinh Công hai năm rồi lên An Thái, theo học văn lẫn võ cùng thầy Trương Văn Hiến.

Nguyễn Văn Lữ đã được thầy là Trương Văn Hiến chân truyền cho môn miên quyền. Môn này cũng là món sở trường của Trương Công. Vốn người mảnh khảnh, tính nết hiền hòa, ưa thanh tịnh. Khác với hai anh, ông học văn nhiều hơn học võ. Tuy nhiên, ông cũng đã học hết các môn võ và chuyên về môn miên quyền. Môn miên quyền còn gọi là nhu quyền, là một môn võ nghệ chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh, hợp với phụ nữ và những người thích võ nhưng tính ôn hòa. Phần đông đều dùng nhu quyền để tự vệ hơn tấn công. Ngoài ra, Nguyễn Văn Lữ cũng chuyên về kiếm, nhờ ở sự phối hợp giữa miên quyền và kiếm thuật, ông Lữ đã nổi danh về môn nhu kiếm. Kiếm của ông nhẹ và mỏng nhưng lại sắc bén vô cùng nhờ ở biết thế nương vào sức mạnh của địch mà đánh trả, nên tuy kiếm mảnh mà không đao búa nào đánh gãy được.

Về văn học, ông lại ham thích nghiên cứu về tôn giáo, cho nên khi cha là Nguyễn Phi Phúc qua đời, Nguyễn Văn Nhạc về nối nghiệp cha thì Nguyễn Văn Lữ cũng thôi học, xuất gia theo Minh giáo, tục gọi là đạo Ma Ní, dùng phù phép để chữa bệnh, trừ tà như đạo phù thủy. Đạo minh giáo thờ thần lửa gần giống với sự thờ cúng của các dân tộc ít người tại Tây Sơn thượng. Đạo Ma Ní rất thịnh hành ở Tây Sơn thượng, nên Nguyễn Văn Lữ qua việc truyền giáo đã quen biết rất nhiều các tộc trưởng, nhiều bộ lạc, người dân tộc thiểu số như sắc tộc Xà Đàn (Sédang), Ra Đê (Rhadé), Gia Rai (Djarais) v.v…

Nguyễn Văn Lữ đi truyền đạo cũng như chữa bệnh cho mọi người khắp vùng Tây Sơn. Nhân dân thường gọi ông là Thầy Tư Lữ. (Có thuyết nói Nguyễn Văn Lữ là người sinh thứ ba trong gia đình, tục người Đàng Trong gọi người sinh đầu là anh hai để tướng nhớ nguồn gốc là dân Việt từ phía bắc di cư vào nam, Nguyễn Văn Lữ sinh thứ ba nên gọi là Tư Lữ)

Trên đường hành đạo, Nguyễn Văn Lữ nhờ đức tính hiền hòa cộng với sự tin tưởng vào bản thân tuyệt đối, hòa với võ công đặc biệt là môn miên quyền mà ông đã vượt qua mọi trở ngại, hiểm nguy. Khi gặp phải bọn côn đồ, không thể dùng lời lẽ ôn tồn khuyên răn, ông đã dùng đến vũ lực để chinh phục. Nhờ môn miên quyền mà ông đã thu phục được nhiều kẻ anh hùng, vũ dũng, sống ngoài vòng cương tỏa của xã hội, sau này trở thành tướng sĩ của nhà Tây Sơn.

Khi Nguyễn Văn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, ông trở về cùng anh chung lo việc nước. Một phần lớn nhờ ở ông đi thuyết phục mà các sắc tộc miền Tây Sơn thượng theo về với nhà Tây Sơn. Việc thu phục được tộc trưởng Bốc Kiơm, ông đã dự vào một phần lớn. Khi Nguyễn Văn Nhạc làm Tây Sơn Vương thì Nguyễn Văn Lữ được giao trọng trách lo về kinh tế, tài chánh, cùng với Nguyễn Thung và Bùi Thị Xuân.

Nguyễn Thung là một phú nông ở thôn Thuận Nghĩa, sát Kiên Mỹ, là một thôn trù phú. Nguyễn Thung tuy là một phú nông, song kinh sử đều thông thuộc. Tính tình hào phóng, nhân hậu. Trong nhà tân khách luôn luôn tấp nập. Biết võ nghệ, sở trường về môn trường tiên. Kết giao với nhiều tay anh hùng như ba anh em Tây Sơn, Võ Văn Dũng v.v… là nhân vật đến với nhà Tây Sơn từ thuở ban đầu. Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Thung đã đem tất cả tài sản ủng hộ nghĩa quân. Giữ nhiệm vụ vận tải, tiếp tế quân lương, ông được phong Tán Tương Quân vụ, lo ở mặt Bắc, còn Nguyễn Lữ lo mặt Nam.

Lúc tổng hành dinh dời lên Tây Sơn thượng, Nguyễn Văn Lữ vẫn ở lại Tây Sơn hạ, tiếp tục đôn đốc sản xuất. Khi cần đến kế hoạch "thượng vận", ông mới lên cùng Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn thượng. Ông là người có công đầu trong việc liên kết các sắc tộc với nhà Tây Sơn, vì ông vừa giỏi tiếng dân tộc vừa là nhà truyền giáo rất thích hợp với tôn giáo người miền Tây Sơn thượng. Trong việc chinh phục tộc trưởng Bốc Kiơm của tộc Xà Đàng Nguyễn Văn Lữ là người tham mưu cho ông Nhạc, cũng như việc liên kết với tộc Ba na trong rừng Mộ Điểu. Để nâng cao uy danh Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ dành mọi thực thi kế hoạch cho Nguyễn Văn Nhạc. Kết quả các bộ tộc Tây Sơn thượng tôn Nguyễn Văn Nhạc là vua trời (Thiên vương). Nguyễn Văn Lữ đã cùng anh đi rộng lên Kontum, Pleiku. Đi đến đâu, thuyết phục người dân tộc đến đó và rất được đồng thanh liên kết. Trên bước đường đi liên minh cùng các sắc tộc vùng cao, Nguyễn Văn Lữ cũng đã tuyên truyền cho đạo thần lửa của mình và tài nghệ dùng lá cây chữa bệnh đã giúp ông thu nhiều kết quả.

Ngày rằm tháng 8 năm Quý Tỵ (1773), Tây Sơn khởi nghĩa. Nguyễn Văn Lữ được phong Tán Tương Quân vụ lo việc tiếp tế lương thực.

Sáng ngày 16, Nguyễn Văn Lữ đã chuẩn bị sẵn sàng lương thực tại chân núi Đồng Phong, thôn Trinh Tường để đón tiếp đại quân xuất phát từ núi Bà Phù đêm hôm trước. Tại đây, tướng sĩ dừng chân, ăn uống no nê rồi đi thẳng một mạch xuống Tuy Viễn. Binh đi như gió cuốn. Mặt trời lên cao thì huyện lỵ đã bị bao vây. Tiếng quân hò reo vang trời. Tri huyện Tuy Viễn trốn chạy, binh sĩ trong huyện đầu hàng. Cho là nhờ ăn no, lãnh lương đầy đủ tại núi Đồng Phong, nên quân Tây Sơn chiến thắng dễ dàng. Do đó nhân dân gọi núi Đồng Phong là Hòn Lãnh Lương và gọi tắt là Hòn Lương.

Cuối thu năm ấy, sau khi chiếm được Quy Nhơn, đuổi chúa Nguyễn chạy vào Gia Định, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Văn Lữ cùng Nguyễn Văn Lộc, Võ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diên Khánh, Bình Thuận để xem xét tình hình và liên lạc với hai vua Thủy Xá (Potau Ea) và Hỏa Xá (Potau Apui) để liên minh và cổ động đồng bào địa phương hưởng ứng cuộc Nam chinh.

13 tháng 4 2017

dài qá bạn ơigianroi

1 tháng 5 2016

Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào một phần cũng là do vua Quang Trung được gọi là anh hùng áo vải. Những anh hùng xuất thân từ trong một quân đội (có sẵn) thì không được kể là anh hùng áo vải. Anh hùng áo vải là người đã dấy lên từ hai tay trắng, tự thành lập quân đội, khi ra chiến trường khi không mặc áo giáp ... Nguyễn Huệ hay Lê Lợi là những người như thế.

==> Phong trào Tây Sơn được gọi là phong trào áo vải cờ đào

 

9 tháng 5 2016

cảm ơn bạn nha