Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Nhận xét:
+ Trong các thế kỉ XVI - XIX, phong trào đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó, đông đảo nhất là nông dân.
+ Hình thức đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng, nhưng đấu tranh vũ trang là hình thức phổ biến nhất.
Tham khảo
Nhận xét: nhân dân In-đô-nê-xi-a đã thể hiện tinh thần yêu nước, dũng cảm, kiên cường và bất khuất trong cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
Tham Khảo :
Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, bành trướng thế lực, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa thì các nước Đông Nam Á vẫn còn duy trì chế độ phong kiến nhưng đều lâm vào khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội.
- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây:
+ In-đô-nê-xi-a bị Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan xâm lược và đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị.
+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha, Mĩ nhòm ngó. Giữa thế kỉ XVI, bị Tây Ban Nha thống trị, đến năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin. Năm 1899 – 1902, Mĩ xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo, này thành thuộc địa.
+ Năm 1885, Miến Điện bị Anh thôn tính.
+ Đầu thế kỉ XIX, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh.
+ Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).
+ Thái Lan bị Anh, Pháp tranh chấp nhưng vẫn giữ được độc lập.
Tham Khảo
- Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
Tham khảo
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.
Tham khảo
| Khởi nghĩa Hương Khê | Khởi nghĩa Yên Thế |
Thời gian | 1885 - 1896 | 1884 - 1913 |
Người lãnh đạo | Phan Đình Phùng và Cao Thắng | Đề Nắm, sau đó là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám). |
Lực lượng tham gia | Đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân | Nông dân |
Địa bàn hoạt động | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình | Chủ yếu ở vùng núi rừng Yên Thế (Bắc Giang). |
Trận đánh tiêu biểu | - Trận tấn công đồn Trường Lưu (tháng 5/1890) - Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8/1892) - Trận tấn công đồn Nu (1893). | - Trận đánh ở Cao Thượng (tháng 11/1890) - Trận đánh ở Hố Chuối (tháng 12/1890) - Trận đánh ở Đồng Hom (1892). |
Tham khảo
Đồng ý với nhận xét của V.I. Lênin: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Vì:
- Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:
+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…
Tham Khảo :
- Ở In-đô-nê-xi-a:
+ Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đã nổ ra như: khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675), khởi nghĩa Su-ra-pa-tit (1683 - 1719), khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830),...
+ Kết quả: các cuộc đấu tranh đều thất bại.
- Tại Phi-líp-pin:
+ Ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) với thủ lĩnh là La-pu-la-pu.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh đã có bước tiến rõ rệt, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823), khởi nghĩa Khơ-rút-xơ (1844).
- Ở Miến Điện: ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 - 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-du-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.
Tham khảo
Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp ôn hòa để đấu tranh, yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản tham gia vào hội đồng tự trị.
=> Nhận xét:
- Tuy phương pháp và mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ chưa thể hiện rõ thái độ triệt để trong đấu tranh chống thực dân Anh, nhưng những hoạt động của Đảng Quốc đại trong giai đoạn này cũng có tác dụng nhất định trong việc nâng cao ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
- Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh ôn hòa cũng phần nào phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Ấn Độ, vì:
+ Ấn Độ là quốc gia có sự hiện diện và phát triển của nhiều tôn giáo, đặc điểm chung nhất giữa các tôn giáo là đều hướng con người tới cái thiện và đề cao lòng nhân ái.
+ Ấn Độ là thuộc địa lớn nhất và quan trọng nhất của thực dân Anh. Do đó, thực dân Anh luôn tìm cách duy trì một nền thống trị cứng rắn, chặt chẽ ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị hà khắc, quản lí chặt chẽ của Anh, nhân dân Ấn Độ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Nếu lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang, có thể sẽ gây ra nhiều mất mát, tổn thất, hi sinh.