Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tục ngữ '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ý nghĩa của sống giản dị: là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ
a)"chết vinh còn hơn sống nhục": chỉ con người trung thực , thật thà, dù có phải chết chứ quyết không sống trong nhục nhã , hèn hạ.
Vận dụng:em thà điểm kém chứ không chép bài bạn.
b)"Cây ngay không sợ chết đứng":nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai ...sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm minh;))
Vận dụng:em không lấy cắp đồ của bạn vì vậy dù cho bạn em có đổ lỗi cho em thì em cũng không sợ.
c)" tốt gỗ hơn tốt nước sơn" :Đẹp trong phẩm chất danh dự, còn hơn đẹp bên ngoài .
vận dụng: Em mua chiếc áo ấm dù không đẹp nhưng không mua áo đẹp mà mỏng trong mùa đông.
Chết vinh còn hơn sống nhục ý nghĩa là thà mk ko bị gì mà mk chết để chứng minh mk ko làm điều đó còn hơn là phải sống nhưng sống trong 1 cuộc sống nhục nhã luôn bị nghi ngờ.... Em vận dụng là thà mk lm đìu j đó để chứng minh mk ko làm cón hơn là pải sống trong sự bị ng khác ns những lời nhục nhả đối với mk
Cây ngay ko sợ chết đứng có ý nghĩa là nếu mk ko làm gì sai thì sẽ ko co j pải sợ cả.. Em vận dung là nếu em ko lm j sai thì e cũng ko có j pải sợ
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn có ý nghĩa là đẹp bên trong ng còn hơn là ở vẻ bề ngoài. Em vận dụng là ko cần mk pải đẹp nhưng trong lòng, tâm mk lun lun tốt vs tất cả mọi ng ^^
Câu tục ngữ nào nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
C. Có cứng mới đứng đầu gió.
D. Con hơn cha là nhà có phúc
Bạn tham khảo nha:
“Gỗ” là chất liệu làm nên vật. “Nước sơn” là lớp phủ bên ngoài, có vai trò bảo vệ gỗ ở bên trong và làm đẹp hình thức của vật. Từ ý nghĩa của “gỗ” và “nước sơn”, ta có thể hiểu: gỗ là phẩm chất ở bên trong, nước sơn là hình thức ở bên ngoài. Mượn hình ảnh gỗ và nước sơn, người xưa muốn nói đến mối quan hệ giữa phẩm chất và hình thức ở con người. Chính phẩm chất cao đẹp ở bên trong quyết định giá trị của mỗi con người chứ không phải là hình thức bên ngoài. Phẩm chất bên trong mỗi con người bao gồm kiến thức, sự hiểu biết, tình yêu thương, tính trung thực, khiêm nhường,….. Thực tế cho thấy, những người có phẩm chất cao đẹp luôn được mọi người yêu quý và luôn thành công trong cuộc sống. Ngược lại, những người chỉ đề cao hình thức, xem thường việc rèn luyện phẩm chất tốt đẹp, xem trọng tiền bạc và đời sống vật chất, khoe mẽ và hợm hĩnh, tuy nổi bậc nhất thời nhưng sớm muộn gì cũng tàn phai và thất bại. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường vai trò của hình thức. Hình thức bên ngoài tuy không quá màu mè nhưng cũng nên tương xứng với phẩm chất bên trong chứ không nên xuề xòa, cẩu thả quá mức. Hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi học sinh cần bồi dưỡng phẩm chất của mình thật tốt, từng bước hoàn thiện bản thân, trở thành người tốt đẹp và hữu ích trong cuộc sống này.
Tham khảo nha em (Cái này chị nghĩ là Văn chứ nhở?)
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên về lớp nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Còn nếu xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sử dụng những đồ vật được làm bằng gỗ. Nếu làm bằng loại gỗ tốt thì sẽ sử dụng được lâu bền. Còn nếu làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ. Điều đó cũng phù hợp khi đánh giá một con người. Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
Chính vì vậy, mỗi học sinh cần chú ý rèn luyện bản thân từ tri thức cho đến kĩ năng hay đạo đức. Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.
Như vậy, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một lời khuyên giàu ý nghĩa. Hình thức bên ngoài rất quan trọng, nhưng tâm hồn bên trong, nhân cách tốt đẹp mới khiến người khác yêu mến, kính phúc.
THAM KHẢO
Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. ... Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.
Tham khảo:
Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. ... Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn
* Ý nghĩa :
Khi đánh giá một con người , bạn nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ .
Câu tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ:
b) Chung lưng đấu cật
c) Đồng cam cộng khổ
g) Ngựa có bầy, chim có bạn
Những câu nói về tình đoàn kết là :
- Chung lưng đấu cật
- Đồng cam cộng khổ
nhớ tick cho mình nhé
Câu ns này bao hàm 1 lời khuyên về cách sống , cách nhìn nhận một sự vật, một con người . Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đã đánh giá nhân cách của người khác mà ta còn phải nhìn cái tốt đẹp ở bên trong con người ấy. Nó như một lời khuyên nhủ :hãy sống thực vs chính mk , đừng ba hoa khoác lác, lừa dối mọi người de roi ''cai kim trong boc lau ngay cung loi ra''