K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2019

Đáp án B

Trung Quốc có mặt phía Đông tiếp giáp nhiều biển, đại dương. Đường bờ biển dài 9000 km.

18 tháng 5 2018

Bạn để ý ở 3 chỗ

+Thứ nhất là: \(m^2;km^2\)

+Thứ 2: Bạn để ý dấu phẩy 9,597 triệu km² hoặc 9572,8 \(km^2\)

+Thứ 3: Sách giáo khoa in sai :)

13 tháng 6 2016

Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:

  • Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
  • Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  • Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
  • Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.

Thuận lợi:

  • Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
  • Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim

Khó khăn:

  • thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
13 tháng 6 2016

* Miền Đông:

+ Thuận lợi:

- Địa hình thấp có nhiều đồng bằng  rộng lớn,  đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng

-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông…

- Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản  kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim.

+ Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp

13 tháng 6 2016
  •  
    • Cộng hoà Indonesia
    • Liên bang Malaysia
    • Cộng hoà Philippines
    • Cộng hòa Singapore
    • Vương quốc Thái Lan
    • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    • Vương quốc Brunei 
    • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 
    • Liên bang Myanma
    • Vương quốc Campuchia 
13 tháng 6 2016

Gồm 10 quốc gia:

- Việt Nam

- Philipin

- Malaixia

- Brunây

- Inđônêxia

- Xingapo

- Thái Lan

- Campuchia

- Lào

- Mianma

9 tháng 12 2017

Chọn đáp án A

Đường bờ biển của nước ta chạy từ huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đến huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang.

Phần Trắc nghiệm : Câu 1 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng A. Gần 9,5 triệu km2 B. Trên 9,5 triệu km2 C. Gần 9,6 triệu km2 D. Trên 9,6 triệu km2 Câu 2 : Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với A. 13 nước B. 14 nước C. 15 nước D. 16 nước Câu 3 : Đường bờ biển phía Đông của Trung Quốc dài khoảng A. 6000 km B. 7000 km C. 8000 km D. 9000 km Câu 4 : Trung Quốc có 2 đặc...
Đọc tiếp

Phần Trắc nghiệm :

Câu 1 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng

A. Gần 9,5 triệu km2

B. Trên 9,5 triệu km2

C. Gần 9,6 triệu km2

D. Trên 9,6 triệu km2

Câu 2 : Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

A. 13 nước

B. 14 nước

C. 15 nước

D. 16 nước

Câu 3 : Đường bờ biển phía Đông của Trung Quốc dài khoảng

A. 6000 km

B. 7000 km

C. 8000 km

D. 9000 km

Câu 4 : Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính nằm ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải

B. Hồng Công và Ma Cao

C. Ma Cao và Thượng Hải

D. Hồng Công và Quảng Châu

Câu 5: Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm

A. Gần 50% diện tích cả nước

B. 50% diện tích cả nước

C. Trên 50% diện tích cả nước

D. 60% diện tích cả nước

Câu 6 : Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

A. Thấp dần từ bắc xuống nam

B. Thấp dần từ tây sang đông

C. Cao dần từ bắc xuống nam

D. Cao dần từ tây sang đông

Câu 7 : Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của :

A. Công cuộc đại nhảy vọt

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm

C. Công cuộc hiện đại hóa

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp

Câu 8 : Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. Không còn tình trạng đói nghèo

B. Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng lớn

C. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh

D. Trở thành nước có GDP / người vào loại cao nhất thế giới

Câu 9 : Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A. 12 quốc gia

B. 11 quốc gia

C. 10 quốc gia

D. 21 quốc gia

Câu 10 : Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. Phát triển thủy điện

B. Phát triển lâm nghiệp

C. Phát triển kinh tế biển

D. Phát triển chăn nuôi

Câu 11 : Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây ?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

C. ẤN Độ Dương và Đại Tây Dương

D. ẤN Độ Dương và Bắc Băng Dương

Câu 12 : Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa gạo , cà phê , cao su , hồ tiêu , dừa

B. Lúa mì , cà phê , củ cải đường , chà là

C. Lúa gạo , củ cải đường , hồ tiêu , mía

D. Lúa mì , dừa , cà phê , ca cao , mía

Câu 13 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực I , tăng tỉ trọng khu vực II và III

B. giảm tỉ trọng khu vực I và II , tăng tỉ trọng khu vực III

C. Tăng tỉ trọng khu vực I , giảm tỉ trọng khu vực II và III

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều

Câu 14 : Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào , In-đô-nê-xi-a

B. Thái Lan , Việt Nam

C. Phi-lip-pin , In-đô-nê-xi-a

D. Thái Lan , Ma-lai-xi-a

Câu 15 : Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là

A. Thái Lan

B. In-đô-nê-xi-a

C. Phi-lip-pin

D. Ma-lay-xi-a

mọi người ơi , giải mấy câu trắc nghiệm này giùm em với ạ

0

Tham khảo:

 

- Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên hợp quốc từ tháng 6/2014. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao; góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế. Hoạt động của lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam tại địa bàn phái bộ đã để lại dấu ấn tích cực về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại mới.

- Theo Thông tin từ Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam, từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, Quân đội đã cử 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc. Các lực lượng của Việt Nam đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ; được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đóng góp vào sự thành công trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 của Việt Nam với tỷ lệ phiếu bầu rất cao (192/193 phiếu tán thành). Đồng thời, lực lượng Quân đội tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện tính chuyên nghiệp, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết quốc tế, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh trong môi trường làm việc khắc nghiệt tại các phái bộ.

Một điểm nổi bật nữa trong việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam là đã phát huy và khẳng định được vai trò của quân nhân nữ trong hoạt động giữ gìn hòa bình. Thực hiện Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, trong 8 năm qua, Việt Nam đã cử tổng số 74 nữ quân nhân tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình, trong đó, có 8 sĩ quan nữ tham gia theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập (chiếm 20% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là dưới 10%); 45 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 (chiếm 16-21% so với tỷ lệ trung bình của Liên hợp quốc là 12%); còn Đội công binh Việt Nam có 21 nữ quân nhân (chiếm gần 12%), trong khi các Đội công binh giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc của các nước khác không có nữ quân nhân tham gia. Điều này được Liên hợp quốc đánh giá cao và ghi nhận.

- Việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc đã khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên đối với lĩnh vực giữ gìn hòa bình sẽ góp phần thiết thực vào việc giải quyết các vấn đề an ninh, bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới; đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, nâng cao uy tín, vị thế của Quân đội và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Có 19/53 lượt sĩ quan tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình theo hình thức cá nhân, hoạt động độc lập đã kết thúc nhiệm kỳ công tác được Liên hợp quốc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (chiếm 30%, trong khi tỷ lệ trung bình của các nước là 2%). Đáng chú ý, năm 2020, 4 sĩ quan của Cục giữ gìn hòa bình Việt Nam đã xuất sắc vượt qua các bài kiểm tra và được Liên hợp quốc tuyển dụng (3 sĩ quan làm việc tại Cục Các hoạt động hòa bình, Trụ sở Liên hợp quốc và 1 sĩ quan làm việc tại Phái bộ giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, điều phối các hoạt động quân sự với Chính phủ Cộng hòa Trung Phi).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

- Ngày càng nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),....

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau như: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan,...

Tham khảo:

 

- Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

- Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

- Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của Liên hợp quốc. Tiêu biểu như:

+ Đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế;

+ Tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của Liên hợp quốc về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người.

+ Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu.

+ Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của Liên hợp quốc nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc ở cấp độ quốc gia.

- Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc và ghi được nhiều “dấu ấn” Việt Nam tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

=> Như vậy, trong 45 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

Hệ quả tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…