Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chính sách cai trị của các triều đậi phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta(từ năm 179 TCN đến thế kỉ X)được thể hiện như thế nào?
=> chúng đàn áp nhân dân ta ; bắt phải nộp của cải , vật chất quý . Chính sách tô thuế nặng nề và hà khắc lên nhân dân ....
Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?
=> luôn luôn có ý chí đoàn kết ; 1 chung 1 lòng vì nước quyết thắng để đuổi giặc ngoại xâm
1. Chính sách cai trị:
- Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.
2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;
- Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.
- Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:
a, Về xã hội:
- Phân hóa ngày càng sâu sắc.
b, về văn hóa:
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.
- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.
- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...
- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
- Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)
- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lưu Hoằng Tháo sang xâm lược nước ta.
- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.
Phong kiến phương Bắc đã áp dụng chính sách thống trị tàn bạo đối với nước ta trong giai đoạn từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
- Chúng ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế nuối, thuế sắt và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai...
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hoá dân tộc ta.
- Hình thành khái niệm ''thời Bắc thuộc'' (khoảng thời gian từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và bị sáp nhập vào nước Nam Việt. Từ đó, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 mới kết thúc, tất cả tổng cộng hơn 1000 năm, sử gọi thời Kì này là thời Bắc thuộc).
Trong khoảng thời gian đó, nhân dân ta liên tục có các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ, nổi bật là các trận đánh :
+ Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố.
+ Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.
+ Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. Cuối tháng 3 - 43 (ngày 6 tháng 2 âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.
- Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11 - 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước, quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
=> Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
-Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế, tận thu các nguồn của cải.
- Từ thời nhà Hán, phương thức bóc lột chủ yếu là bắt dân ta phải nộp cống các sản vật quý: sừng tê giác, ngà voi, vàng, bạc, thợ khéo. Nhà Hán giữ độc quyền sản xuất về buôn bán sắt và muối. Đưa dân nghèo và tội nhân sang Giao Châu làm việc cùng người Việt để thực hiện âm mưu đồng hóa.
- Riếng thời Đường, hình thức bóc lột chủ yếu là tô, dung, điệu. Vẫn duy trì cống nạp, đặt ra nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi...
-> Hậu quả: Tài lực, vật lực, nhân lực bị hao mòn, đẩy nhân dân vào đời sống vô cùng khổ cực.
Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.
Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:
-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.
-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).
-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.
-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.
-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.
-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).
Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nhá
câu1:
-đặt ra nhiều thứ thuế
-chia ra thành nhiều đơn vị hành chính nhưng chỉ cho người Việt làm các chức quan nhỏ
-xây thành, đắp ũy, tăng quân đồn trú
-sử sang các đường giao thông thủy, bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình sang các quận huyện
-người Chăm Pa tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bắc chạm nổi
-từ thế kỉ IV, người chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của Âns Độ
- có tục hỏa táng người chết, cho tro vào bingf, vò gốm.... ném xuống sông hoặc biển
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống nộp rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
=> Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, nhằm âm mưu "đồng hóa" người Việt.
Đáp án B
Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ
Nhờ vào:
+Tinh thần dân tộc
+ Kiên quyết đấu tranh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của những thủ lĩnh xuất sắc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan,... Nhân dân ta liên tục đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ, quyết giành độc lập dân tộc.