Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thói quen luôn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống. Thói quen nhiều người nghĩ chỉ là những điều nhỏ nhặt, nhưng thực sự, nó làm nên con người bạn, số phận bạn. Tạo được một thói quen tốt, đó là thành công rất lớn của mỗi người.Một người tự lập là phải biết tự vận động, đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng. Chính bản thân bạn mới biết điều gì là cần nhất trong học tập cho bạn trong lúc này, bởi bạn nắm được những điểm yếu cũng như những hạn chế của mình rõ hơn ai hết. Điều này có nghĩa là bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn. Khi học hay làm bất cứ một việc gì, bạn phải luôn cố gắng hết sức để hoàn thành nó. Chần chừ trong công việc, để dành việc sang ngày hôm sau, đó là tâm lí chung của rất nhiều người. Hãy tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Tham khảo nhé bn
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
- Thân bài: Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
+ Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
+ Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.
Gạch đầu dòng ngắn gọn nha bạn :) :
- Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, gắn liền với hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 6 ( sự tích Bánh chưng bánh dày). Bánh chưng thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.
- Để làm bánh chưng, trước hết ta phải chuẩn bị các nguyên liệu sau:
*Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt.
*Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
*Gạo nếp: Gạo nếp có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác.
*Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam, sẽ thơm và bở hơn. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
*Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công trong nông nghiệp. Thịt ba chỉ với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.
*Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm.
* Tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. ( có thể cho phụ gia tạo màu vào nhưng đối với cách làm tại gia thì để thuần là tốt nhất).
- Chuẩn bị:
*Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Trước khi gói, lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc, cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
*Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác, những viên sạn sỏi lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 10-12 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
*Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ.Có thể nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
*Thịt lợn: Thịt đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
*Chú ý: khâu chuẩn bị này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thành phẩm.
- Cách làm:
_Gói bánh ( cách gói tay thông thường):
*Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập
*Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
*Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
*Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo
*Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
*Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
*Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
*Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
*Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
*Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
*2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp
_ Cách luộc:
*Lấy nồi to, dày với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ ngon hơn.
- Bảo quản:
*Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
- Yêu cầu thành phẩm:
*Bánh có màu xanh ngọc, mịn màng.
*Bánh không nát quá cũng không rắn quá, hình bánh phải vuông vức, ngay ngắn.
*Nhân đều và thơm ngon ( đậu xanh phải mịn; thịt nạc phải thơm; gia vị rải đều vừa vặn, không để chỗ mặn chỗ nhạt).
*Bánh phải để được lâu ( không mốc, không ôi thiu).
- Bánh chưng là một món ăn dân tộc cổ truyền của nước ta, mang đậm bản sắc văn hoá Việt.
- Bánh chưng là tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
ngày đầu tiên khai trường,đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta quên được. cái ngày đã đánh dấu sự kiện mới chúng ta bước vào con đường học tập.năm nay tôi đã lên lớp 8 cũng khá quen với không khí học đường.nhưng nhìn vào chiếc cặp mà chú tôi tặng lần trước làm cho tôi xao xuyến bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của một cô bé mới chập chững bước vào cổng trường
ấy là ngày mà tôi không bao giờ quên.hôm ấy trời thu se se lạnh,mây bồng bềnh trôi,đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường sắp tới,một buổi học mới bắt bầu.tôi nao nao trong lòng tưởng tượng của một đứa bé ngây thơ sắp dự một sự kiện quan trọng.hôm đó ba tôi lại tôi đi trên chiếc xe đạp cứ ,ngồi trên xe tới một nửa muốn đi một nửa không muốn đi.nhưng sau một lúc gần đến cổng trường tôi thấy có rất nhiều người,có rất nhiều các anh chị lớp lớn đang trò chuyện rôm rả sau bao nhiêu ngày không gặp lại. co rat nhieu ban tho be cua toi cung hoc cùng toi ngay truoc,ai cung an mac gon gang sac se lam cho toi cam thay hom do that la vui va cũng that la quan trong doi voi cuoc doi cua toi, sau mot luc ngay khai truong bat daubanj nào bạn nấy lúc này mới khóc òa lên .bạn níu chân mẹ bạn thì khóc nức đòi về ,tôi lúc này mát cũng rơm rớm nước mắt như muốn khóc nhưng bà tôi đã vội dỗ dàng tôi và nới; con à hôm nay là một ngày quan trọng của cả cuộc đời con đó nếu hôm nay con khoc thi sau này con sẽ cảm thấy rất hối hận vì việc làm này.vì đi học là niềm vui, niềm hạnh phúc đối vs mỗi con người.hãy cam đảm nên con. một lúc sau từ phía tôi là cô giáo bước tới co mặc áo dài trông thật là đẹp cô dắt tay tôi vào lớp và lúc này tôi cũng cảm thấy vui lên hẳn và ko còn khóc nữa
đã vào lớp học tôi ngước mắt nhìn ra cửa sổ thấy bà tôi vẫn đứng đó bên cạnh đám người đông đúc đang cố gắng nhắc nhở con cái mik trước khi ra về. và bà tôi cũng nói vs tôi; còn cố gắng học ngoan và nghe lời thầy cô giáo chiều bà sẽ đốn con về nhà.bóng tối lại nghe thấy tiếng nói nhẹ nhàng ấm áp lòng người của cô giáo vang lên thì ra là cô đang tự giới thiệu về bản thân mik và lúc này tôi đã hết nuon va khoc chuan bi cho phan gioi thieu cua ban than truoc lop
Trong cuộc đời của một học sinh lớp 8 như tôi hoặc tất cả mọi người đều sẽ có một hoặc nhiều cảm xúc ,kỉ niệm và tuổi thơ giống nhau.Nhưng trong số đó có 1 kỉ niệm khó quên và đáng nhớ ,cùng 1 cảm xúc bồi hồi lo lắng kèm với bối rối.Kỉ niệm mà lần đầu ta bước ra ngoài đời mà ko có vong tay bố mẹ đó là kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Một buổi sáng lộng gió ,khi đang trên đường về nhà ,tôi bất chợt đi ngang qua 1 ngôi trường tiểu học và trùng hợp thay ngôi trường đó là ngôi trường mà lúc trước tôi đã học.Ngôi trường ngày hôm đó có cái gì đó khác lạ hơn mọi ngày vẫn thấy,thì ra hôm đó là ngày khai trường .Nhìn các em học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng, bỗng tôi cảm thấy một cái gì đó rao rực trong mình , như đưa về với dĩ vãng,về với kỉ niệm ko tài nào quên. Ôi !Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học ,kỉ niệm đã khắc sâu trong tâm trí của tôi.Rồi những kỉ niệm,một chuỗi hình ảnh của ngày ấy lần lượt hiện về trong tâm trí của tôi tạo thành 1 câu chuyện đẹp.
Ấy là cái ngày không dễ gì mà quên. Đó là một buổi sáng mùa thu đầu tháng 8 êm đềm, bầu trời cao trong xanh ,những đám mây trắng bồng bềnh kèm với ánh nắng vàng tươi,giòn giã.Thật nhẹ nhàng và ngọt ngào có lẽ vì thế mà tôi vẫn còn nhớ.Thực ra lúc đó tôi vẫn chưa thật sự quan tâm đến ngày khai trường ,mặc dù ba má đã chuẩn bị rất chu đáo .Ngày khai trường đến, cả ba và má sẽ là những người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học,tôi hết hỏi ba hỏi má trường là gì?ở đó có đáng sợ không ?Rồi một loạt cau hỏi của tôi hỏi ba má , ba má chỉ cười và nói:
-Rồi con sẽ biết thôi.
Ô kìa,một ngôi nhà khang trang và rộng lớn với nhiều gian phòng ,cây cối và những băng ghế …vừa mới tỉnh giấc sau 1 thời gian chờ tất cả mọi người trong trường đến .Cảm thấy mơ hồ về ngôi nhà ấy có phải là trường ko thì má tôi nhẹ nhàng và nói thật au yếm:
- Trường học của con đây rồi
Nghe xong tự dưng trong lòng mình thấy có cảm giác nao nao hơi sợ, kèm với một thứ cảm giác khó mà diễn tả .Sau cùng má dẫn tôi xem trường xem lớp và cả thầy cô bạn bè ,mà mai mốt sẽ ko còn gì mà xa lạ nữa.Lúc ấy tôi còn nhớ là mình lúc đó rất bình thản ,có lúc còn cười nữa. Ngược lại lúc sau, khi thấy một con bn chơi từ thời nhỏ khóc,và các bạn xung quanh ai nấy đều mếu máo và ôm mẹ mình ko buông.Rồi một tràng dài tiếng khóc,hầu như đâu đâu cx có tiếng khóc.Tự dưng cảm giác bình thản lúc nãy bỗng lạc phương nào mất rồi ,quay qua quay lại ko thấy má cảm giác sợ sệt càng lúc càng lan tràn khắp người .Dường như lúc đó tôi muốn khóc,nhưng cố nén lại.Từ trong ngực tôi như có một cục gì cứ dâng lên ,cố nuốt xuống mà nó vẫn trào lên nghẹn ngang giữa cổ .Ko nén xuống đc nữa ,đành để cho nó thoát bật ra thành tiếng nấc.Và tôi đã khóc.
Trong sự mờ mịt của dòng nước mắt ,tôi thấy một người phụ nữ mặc chiếc áo dài màu xanh lam ,mái tóc dài được búi rất gọn và đặc biệt hơn người phụ nữ ấy nhìn rất phúc hậu và hiền dịu y như mẹ .Tôi nhận biết được khi người ấy nhìn tôi và cười một cách trìu mến.Người phụ nữ đó đến gần tôi và nói :
-đừng khóc nữa con .
Ôi giọng nói ấm áp và ngọt dịu khiến cho những giọt nước mắt long lanh không còn chảy xuống nữa mà đọng trên má.Và tôi nghẹn ngào hỏi :
- Má …của con…đâu …rồi?
Rồi tự dưng má xuất hiện ôm trầm lấy tôi và dỗ dành bằng những câu nói ngọt ngào.Với những câu nói của má cùng với sự động viên khích lệ của người phụ nữ ,tôi ráo hẳn những giọt nước mắt còn đọng lại trên má lúc nãy.Tiếp theo má nói :
- Đây là cô giáo chủ nhiệm lớp con ,chào cô đi con
Lúc đầu , hơi sửng sốt và ngạc nhiên nhưng sau cùng tôi mừng rỡ nói :
-Con chào cô ạ
Nghe xong cô nở một nụ cười và cô lấy khăn lâu mặt tôi và nói :
-được rồi ta đi khai giảng nào
Sau buổi lễ khai giảng ,tiếng trống trường bắt đầu năm học vang lên do thầy hiệu trưởng đánh. Tôi đã nghe tiếng trống nhiều lần nhưng chưa lần nào nghe lại có cảm xúc như ngày hôm nay,thật rộn rực và có cái j trong lòng.Sau tiếng trống là tiếng hát của các anh chị lớp 4,5.Những tiếng hát thật hay và trầm bổng với câu hát “Ngày đầu tiên đi học …”.Và buổi lễ khai giảng kết thúc ,tôi bắt đầu với buổi học vỡ lòng của mình.
Nói chung trong cuộc đời mỗi con người ,kỉ niệm ngày đầu tiên đi học thật đẹp.Những giây phút “thưa cô,chào thầy”hay tiếng trống, những bài hát về ngày khai trường và buổi học đầu tiên như những hạt muối khiến cho cuộc đòi tôi thêm đậm đà, sâu sắc.
p/s: các bn đọc rồi thì góp ý thêm cho mik nha
Dàn bài:
I. Mở bài
- Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
- Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
- Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết.
a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mềm, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.
- Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: Nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: Là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa:
- Gieo giống: Hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: Nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống
+ Nhất nước: Lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: Thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: Đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: Một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
- Cấy lúa: Ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
- Sau khi gặt lúa: Để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.
c. Vai trò của cây lúa.
- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: Gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thậm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: Rơm được phơi khô và chất thành đống để dự trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: Cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu
- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
* Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.
* Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.
Thấy hay thì tick cho mk nha mọi người...
An-déc-xen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc, huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ.
Khi đọc truyện ” cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơ- những thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.
Với lối viết nhẹ nhàng bay bổng An-déc-xen đã trở thành nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà. Hình tượng ngọn lửa diêm sẽ mãi ám ảnh trong lòng độc giả về những khát vọng bình dị, giản đơn mà vô cùng đẹp đẽ của những đứa trẻ bất hạnh khơi dậy trong lòng ta về lòng yêu thương con người để xã hội càng trở nên tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.Bn tham khảo
Gửi ông nơi phương ,
Con đã tự hứa với mình một ngày nào đó sẽ viết một bài về ông để gửi lên báo Ngôi Sao. Con từng viết nhiều bài về ông, nhưng con đã không gửi. Con suy nghĩ rất ngây ngô rằng người ta sẽ không bao giờ đăng bài viết về một người đã mất - người ấy lại không phải những nhà khoa học hay những bậc vĩ nhân như là Einstein, Picasso hay Newton… Nhưng lần này con sẽ gửi ông ạ. Trong lòng con luôn tin rằng ông thực sự là một người rất quan trọng với con và rất nhiều người… Bởi khi nghĩ về ông, con tin rằng ai cũng nhớ và muốn sống tốt hơn.
Khi còn sống, ông là một người con, người chồng, người cha, người ông mẫu mực… được rất nhiều người yêu mến. Hàng xóm láng giềng ai cũng kính trọng. Hồi sống cùng ông bà, con mới ít tuổi nhưng con đủ hiểu một người tốt là như thế nào…
Con nhớ lắm, đám cưới nào trong làng mà không có ông là mất vui vì ông luôn cười vui và tếu táo. Ông đủ lạc quan để vui với niềm vui của người khác. Ông từng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nên đủ từng trải để cảm thông với nỗi buồn của mọi người… Ông là một giáo viên dạy Lịch sử. Con biết ông còn là một nhân vật quan trọng trong Ban kiến thiết của làng mình.
Đối với con, ông lại càng quan trọng. Bởi vì không có ông thì chẳng ai dạy con học, chẳng ai rèn cho con tính tự giác ngồi vào bàn mỗi buổi tối. Ông không hề cầm roi, hay quát con phải ngồi vào bàn học, ông chỉ nhẹ nhàng động viên, khuyến khích, thích thú nghe con đọc truyện, cười thật to mỗi khi con mang tấm giấy khen học sinh xuất sắc về khoe. Cả những phiếu bé ngoan hồi Mẫu giáo, ông cũng dán chúng thật cẩn thận lên các tờ lịch treo tường.
Ông gầy, móm hết cả hai hàm răng và có một vết thương nhỏ ở chân. Bà kể đó là do ông bị tai nạn sập giàn giáo ở công trường hồi còn trẻ. Hồi bé con rất thích công việc đánh răng giả cho ông mỗi khi ông tháo bộ răng để vệ sinh. Rồi con cứ nhìn ông móm mém đến buồn cười. Trông như ông cụ 80 tuổi ấy!
Thi thoảng vào những ngày chủ nhật, ông lại đèo con và em ra thăm Vườn Bách Thú, Lăng Bác và những người bạn của ông ở Hà Nội. Hồi đó được ra thủ đô là một niềm hạnh phúc rất lớn lao với những đứa trẻ con ở quê như chúng con.
Năm học lớp 6, con đỗ trường huyện, trường chưa xây xong phải học nhờ trường khác, cách nhà 4km, vậy mà 6h sáng nào ông cũng đèo con đi học. Ông đi thật chậm khiến con luôn cảm giác thật an toàn. Đến trường, lúc nào con cũng tự hào khoe với các bạn và cô giáo: “Ông ngoại tớ đấy, ông tớ là giáo viên…”. Giờ khi đã tốt nghiệp đại học và đi làm, sau bao nhiêu năm, cô giáo cũ hồi cấp 2 và bạn học cùng cấp 2 vẫn còn nhớ và hỏi thăm ông.
Mỗi lúc nhắc đến ông, con luôn thấy mình như bé lại. Mỗi đứa trẻ đều có niềm tự hào của riêng mình, còn niềm tự hào to lớn của con chính là ông ngoại. Nhiều lúc con tự hỏi, tại sao người tốt như ông mà chỉ sống đến tuổi 61?
Hồi bé con chưa bao giờ nghĩ thuốc lá có thể gây chết người, vậy mà nó đã làm ông bị lao phổi và cướp đi tính mạng ông. Con còn nhớ như in buổi chiều hôm ấy, con đang quét sân thì thằng em họ vào báo là ông mất rồi! Con không tin vào tai mình nữa, chạy một mạch vào nhà ông, con thấy ông nằm trên giường, hai tay bị buộc chặt bởi một chiếc khăn tang trắng. Và con cứ thế chạy ra ngoài hiên ôm cột khóc nức nở. Chiều hôm ấy trời đột ngột mưa rất to như thể ông trời cũng khóc thương ông cùng với con vậy.
Hôm sau trời lại nắng ráo, con chưa bao giờ thấy đám ma nào dài như đám ma của ông, có rất nhiều người đến đưa tiễn ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong những bức ảnh chụp lại, con thấy màu vàng rợp cả cánh đồng… Màu vàng và màu trắng của khăn tang không làm con cảm thấy cái không khí u ám của một đám ma bình thường… mà nó lại có một hơi ấm kì lạ, hơi ấm trong sự đau thương, mất mát của những người thân, bà con họ hàng, bạn bè của ông. Nó giống như chính con người ông vậy, cho dù đã rời xa cuộc đời, nhưng ông vẫn để lại những hình ảnh tốt đẹp, ấm áp trong lòng mọi người…
Có phải sống chết là có số? Nếu sau này con bắt buộc phải giã từ cuộc đời sớm như ông thì con sẽ không sợ đâu vì ông con đã ra đi trong sự thanh thản, trong sự nuối tiếc của bao nhiêu người. Có những con người hay làm việc xấu, tâm trạng lúc nào cũng lo sợ, đến lúc lìa trần rồi vẫn có cảm giác không yên.
Và từ ấy, con không còn được nhìn thấy niềm tự hào trong mắt ông, không được nghe tiếng cười vang vang của ông nữa, nhưng hình ảnh ông vẫn mãi trong tâm trí con, con tự dặn mình phải luôn cố gắng để ông vẫn tự hào về cháu mình với các bạn ở thế giới bên kia.
Con cứ ước giá ông sống thêm ít nhất là 20 năm nữa… 61 tuổi đối với những người ở quê thì mới bắt đầu được an nhàn, thế mà ông đã đi rồi. Mỗi lần nhắc về ông, bà ngoại, mẹ con, dì và các cậu ai cũng xúc động. Mọi người luôn có một chuyện gì đó để kể vì cuộc đời ông dường như gắn liền với các câu chuyện. Ước gì con có thể gom tất cả lại để viết thành một cuốn sách.
Con không biết viết văn tế… nhưng con thực sự muốn viết một vài điều về ông ngoại, con ước ông còn sống để đọc được những dòng này. Nhưng con biết ông đã đi rất xa và rất bình yên vì ông đã sống một cuộc đời trọn vẹn!
~ Chúc bn học tốt!~
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em .
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen :” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em :” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ :” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Thuyết minh về cây bút bi (Thi HS giỏi)
Bài viết số 1:
Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.
“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.
Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).
Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.
Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn.
Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết.
Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước.
Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng.
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút.
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng, giúp em viết nên những nét chữ xinh xắn, tròn đẹp, viết nhanh và vẽ nên những gì em thích. Em không thể thiếu bút bi mỗi ngày đến lớp, vì vậy em rất yêu quý và gìn giữ bút bi
+giúp học sinh khám phá ,học hỏi thêm nhiều điều mới
+giúp cải thiện tinh thần của học sinh
+mang lại thêm nhiều lợi ích về sức khỏe
+mang lại giải trí cho học sinh
+...