Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây Bắc; phía đông và đông nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) thấp dần từ phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm và càng ra ngoài rìa thì cường độ càng yếu.
- Nước ta nằm ở rìa Đông Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đông nam, làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
HƯỚNG DẪN
- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi nước ta
- Sự khác biệt thiên nhiên Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn:
+ Ở Trường Sơn Bắc: Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây mưa ở sườn Tây, vượt qua sườn Đông gây ra hiện tượng phơn khô nóng ở các đồng bằng duyên hải.
+ Ở Trường Sơn Nam: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rùng thưa. Còn khi ở Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Sự khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc: Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
b) Giải thích: Nguyên nhân chủ yêu của sự phân hoá thiên nhiên theo đông - tây ở vùng đồi núi chủ yếu do tác động của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi.
-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của cả nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ m 3 khí/ năm)
-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)
-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyển cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch
-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè, cảng Vũng Tàu
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.
- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.
- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì đây là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế vùng.
a) Vị trí địa lí
-Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước
-Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản
-Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp
-Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Đất trồng:
+Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa
- Vũng Tàu, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
+Đất xám trên phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dương hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt
+Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà
+Ven biển có đất phèn
+Các loại đất trên thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, nhãn, bưởi, cam,...)
-Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh họat, đe dọa xâm nhập mặn ở các vùng ven biển
-Tài nguyên nước: khá phong phú, đặc biệt là hệ thông sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh họat)
-Tài nguyên rừng: tuy không nhiều, nhưng đó là nguồn cung câp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); các vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh)
-Tài nguyên khoáng sản:
+Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầụ khí cả nước)
+Vật liệu xây dựng: có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ
-Tài nguyên biển:
+Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang
+Du lịch biển: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hai, Côn Đảo,... Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế
+Có nhiều địa điểm xây dựng các càng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,...
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Dân số 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,3(% dân số cả nước
+Tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao dộng có chuyên môn cao
+Do sớm tiếp xúc vói nền kinh tế thị trường nên người dân ở Đông Nam Bộ rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiêp thu kĩ thuật, công nghệ mới
Cơ sở vật chất kĩ thuật
+Là vùng có cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước
+Cơ sơ hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất
+Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế
+Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ), nhiệt độ trung bình tháng XI - IV (mùa đông) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ ít có sự khác nhau trong cả nước; nhưng về mùa đông, nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía Bắc thấp hơn nhiều so với miền khí hậu phía Nam.
- Mùa hạ: nhiệt độ trung bình không khác nhau nhiều giữa bắc nam, do:
+ Mùa hạ trong cả nước đều chịu tác động của gió Tây Nam TBg và gió mùa Tây Nam, là hai loại gió có nguồn gốc nhiệt ẩm, mang lại nền nhiệt độ tương đối đồng nhất trong phạm vi cả nước.
+ Đồng thời, phần lớn lãnh thổ nước ta về mùa hạ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh (riêng ở Nam Bộ có lần đầu Mặt Trời lên thiên đỉnh sớm hơn vào tháng IV, cũng xem như bước vào thời gian tiếp vào đầu mùa hạ), sự biến động nhiệt độ theo chiều bắc nam về mùa hạ không đáng kể.
- Mùa đông: Tác động của gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt độ hạ thấp ở miền Bắc, đặc biệt là ở Bắc Bộ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C; trong khi đó, từ dãy Bạch Mã trở vào, nền nhiệt độ cao hơn nhiều do ảnh hưởng của Tín phong Bán Cầu Bắc chi phối.
a) Kể tên
- Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
+ Nhà máy thủy điện : Trị An (trên sông Đồng Nai), Thác Mơ, Cần Đơn (trên sông Bé)
+ Nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ (1,2,3,4), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh)
- Các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển
+ Các vườn quốc gia : Bù Gia Mập ( Bình Phước), Lò - Gò Xa - Mát (Tây Ninh), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu)
+ Khu dự trữ sinh quyển : Cần Giờ (tp Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai)
- Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản :
+ Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
+ Mỏ khoáng sản : sét, cao lanh, đá axit, boxit
- Các cửa khẩu quốc tế : Hoa Lư, Xa Mát, Mộc Bài
- Các tuyến giao thông huyết mạch :
+ Đường sắt Thống Nhất
+ Đường ô tô : quốc lộ 1, 13,14,20, 51
+ Đường biển : tp Hồ Chí Minh - Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh - Xingapo, tp Hồ Chí Minh - Hồng Kong
+ Đường hàng không : tp Hồ Chí Minh - Hà Nội, tp Hồ Chí Minh - Băng Cốc, tp Hồ Chí Minh - Xitni,...
b) Các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : Rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Biên Hòa : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Cơ khí, điện tử, chế biến nông sản, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu : Lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
* Giải thích :
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển :
- Có vị trí địa lí thuận lợi :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu
+ Có thể giao lưu dễ dàng với các vùng trong nước và với thế giới thông qua mạng lưới giao thông vận tải rất phát triển
- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật đông đảo cả nước, có nhiều doanh nhân giỏi. Nhờ sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên người lao động ở đây rất năng động và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời kì Đổi mới.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp vào loại tốt nhất nước ta. Ở đây có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn - một cảng lớn, hiện đại nhất nước ta. Tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam và ở vị trí đầu mút của các tuyến đường sắt xuyên Á.
- Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ở vùng phụ cận dồi dào(dầu khí, nguyên liệu công nghiệp, thủy sản,..)
- Cơ chế, chính sách về công nghiệp năng động
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong giai đoạn 1986-2006, tp Hồ Chí Minh nhận được 17 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,7% so với cả nước
- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng công nghiệp