K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2023

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. 

17 tháng 1 2023

*Bảo vệ môi trường nước

- Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải

- Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển

*Bảo vệ môi trường không khí

- Đầu tư vào công nghệ xanh, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... nhằm hạn chế khí thải, cải thiện chất lượng không khí

- Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,...

17 tháng 1 2023

a, Bảo vệ môi trường không khí

– Nguyên nhân: Do sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải đã làm môi trường không khí châu Âu ô nhiễm.

– Giải pháp: kiểm soát chất lượng khí thải, đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao, đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên giao thông công cộng.

b, Bảo vệ môi trường nước

– Nguyên nhân: Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nên môi trường nước của châu Âu bị ô nhiễm.

– Giải pháp: tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn nước thải trong sinh hoạt và sản xuất, xử lí rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường, kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển, nâng cao ý thức người dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:

- Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

- Các giải pháp để cải tạo và bảo vệ nguồn nước:

+ Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.

+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.

+ Nâng cao nhận thức của người dân.

+ Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..

+ Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…

+ Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

17 tháng 1 2023

Phạm vi:

- Gồm bồn địa Công Cô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê

Cách thức khai thác:

- Trồng gối vụ, xen canh, nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm 

- Hình thành vùng trồng cây công nghiệp như cafe, cacao, casu, cọ dầu để xuất khẩu

- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản như dầu mỏ và boxit

19 tháng 1 2023

- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: + Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển tuy nhiên đang bị suy giảm.

+ Châu Âu đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học như: Thành lập khu bảo tồn, áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản, quản lí rừng chặt chẽ.

+ Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị. 

16 tháng 8 2023

Môi trường nhiệt đới ở châu Phi bao gồm:

+ Khu vực nằm hai bên đường xích đạo.

+ Khu vực bồn địa Nin Thượng.

+ Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi.

+ Phía bắc bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả.

+ Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

+ Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản; xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

17 tháng 1 2023

- Môi trường hoang mạc ở châu Phi, bao gồm:

+ Hoang mạc Xa-ha-ra

+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

+ Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.

+ Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch

+ Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa

4 tháng 2 2023

Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:

- Môi trường xích đạo:

+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương thực như ngô, lúa nước).

+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).

- Môi trường nhiệt đới:

+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

 

+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.

+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.

+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê, cừu,...

- Môi trường hoang mạc:

Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:

+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;

+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

- Môi trường cận nhiệt:

+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.

+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

 

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.

17 tháng 1 2023

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.

- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.

- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…