Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiêu chí Ngành | Vai trò | Đặc điểm | Phân bố |
Khai thác than | + Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. + Nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, công nghiệp hóa chất,… | + Xuất hiện từ rất sớm. + Quá trình sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế. | Các quốc gia có sản lượng than lớn là các quốc gia có nguồn tài nguyên này phong phú: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,… |
Khai thác dầu khí | + Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. + Nguyên liệu để sản xuất nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. + Là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. | + Việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu. + Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới. + Khai thác dầu khí ảnh hưởng lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. | Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… (dầu mỏ); Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,…(khí tự nhiên). |
Khai thác quặng kim loại | + Gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới do kim loại được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, làm vật liệu xây dựng, giao thông vận tải,… + Kim loại được sử dụng nhiều ở thiết bị trong đời sống,… | + Quặng kim loại được chia thành nhiều nhóm: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm,… + Việc khai thác thiếu quy hoạch dẫn đến cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường. + Đòi hỏi phải có các vật liệu xây dựng và tái sử dụng. | Tập trung ở các nước có trữ lượng quặng kim loại nhiều hoặc 1 loại quặng kim loại có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc,…), Bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Xu-ri-nam,…), đồng (Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a,…),... |
- Vai trò
+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).
+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố
+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.
+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.
+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.
+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới
- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.
- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…
- Vai trò:
+ Vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người.
+ Nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Quặng kim loại rất đa dạng.
+ Các nước tập trung chủ yếu vào khai thác quặng kim loại đen và kim loại màu.
+ Sự phân bố ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại rất khác nhau: các nước khai thác quặng kim loại đen nhiều là những nước có trữ lượng lớn (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc,...); khai thác quặng kim loại màu tập trung ở các nước đang phát triển: quặng đồng ở Chi-lê, Mê-hi-cô,..., quặng bô-xít ở Ghi-nê, Gia-mai-ca,...
- Tác động của khai thác quặng kim loại đến môi trường:
Việc khai thác quặng kim loại làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm
- Vai trò
+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.
+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Đặc điểm
+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…
+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.
- Vai trò
+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.
+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Đặc điểm
+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in,…
+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.
+ Thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới do ngành này tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn nên quay vòng vốn nhanh, là mặt hàng có giá trị xuất khẩu,…
Phân phân bố lâm nghiệp trên thế giới:
- Trên thế giới có khoảng 4,06 tỉ hecta rừng với độ che phủ 31%, nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia.
- Các quốc gia có diện tích rừng trồng đứnng đầu thế giới là: Liên bang nga (815,3 triệu ha), Bra-xin (496,2 triệu ha), Ca-na-đa (346,9 triệu ha), Hoa Kỳ (309,8 triệu ha), Trung Quốc (219,9 triệu ha).
* Phân biệt vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Điểm công nghiệp:
+ Đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
+ Giải quyết việc làm tại địa phương.
+ Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.
+ Góp phần thực hiện công nghiệp hóa tại địa phương.
- Khu công nghiệp:
+ Góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Trung tâm công nghiệp: góp phần định hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực lân cận.
- Vùng công nghiệp: thúc đẩy hướng chuyên môn hóa cho vùng lãnh thổ, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.
* Phân biệt đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Điểm công nghiệp:
+ Hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất nằm trong phạm vi của một điểm dân cư hoặc xa điểm dân cư.
+ Các cơ sở sản xuất thường phân bố gần nguồn nhiên, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).
+ Giữa các cơ sở sản xuất không có hoặc có rất ít mối liên hệ với nhau.
- Khu công nghiệp tập trung:
+ Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
+ Vị trí phân bố thuận lợi để vận chuyển hàng hóa và liên hệ với bên ngoài.
+ Tập trung tương đối nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; được hưởng quy chế riêng, ưu đãi sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất; có, khả năng hợp tác sản xuất cao,…
+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.
+ Nhiều hình thức: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,...
- Trung tâm công nghiệp:
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.
+ Gồm các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp => mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
+ Trong trung tâm công nghiệp gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ.
- Vùng công nghiệp:
+ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
+ Có không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm, khu và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.
+ Có một số hạt nhân tạo vùng tương đồng.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
- Vai trò công nghiệp khai thác than:
+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,…
- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than: Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,…
- Phân bố: Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước có trữ lượng lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...
- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình sử dụng và khai thác làm cạn kiệt trữ lượng than và gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
=> Đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than.
- Vai trò
+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.
+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm
+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.
+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,...
+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).
- Phân bố
+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...
+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...