K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhóm đất feralit (chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên): phân bố ở các khu vực đồi núi, trong đó:

Đất feralit hình thành trên đá badan: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,..

Đất feralit hình thành trên đá vôi: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc.

Đất feralit hình thành trên các loại đá khác (chiếm diện tích lớn nhất): phân bố rộng khắp ở nhiều vùng đồi núi thấp

- Nhóm đất phù sa (chiếm khoảng 24% diện tích đất tự nhiên):

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

+ Ngoài ra, đất phù sa còn có ở ven thung lũng sông của các khu vực khác nhưng với diện tích không lớn.

- Nhóm đất mùn núi cao (chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên), phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.

+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

- Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

- Phần lớn nhóm đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn (ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp).

- Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 - 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đối với sản xuất nông nghiệp:

+ Đất feralit thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,...

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

- Đối với sản xuất lâm nghiệp: đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông.

- Đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu. Tuy nhiên, do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau:

+ Đất phù sa sông (điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long) là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

+ Đất phèn là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất mặn là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.

- Ngoài ra, còn một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,.
2.

- Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,...

- Đối với sản xuất thuỷ sản:

+ Các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Ở những khu vực ngập mặn ven biển, các bãi triều và vùng cửa sông là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.

14 tháng 8 2023

Trả lời chưa đầy đủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

* Khu vực Đông Bắc:

+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).

* Khu vực Tây Bắc:

+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...

* Khu vực Trường Sơn Bắc:

+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.

* Khu vực Trường Sơn Nam:

+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.

- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:

+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;

+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.

+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.

+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.

- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;

+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.

+ Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi

(*) Trình bày:

- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:

+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;

+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.

- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:

+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

16 tháng 8 2023

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

13 tháng 8 2023