K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Trước thời Lý - Trần, vào buổi bình minh của nền độc lập dân tôc, năm Nhâm Dần (1002), dưới triều vua Lê Đại Hành (khi kinh đô còn ở Hoa Lư), nước ta bắt đầu có luật thành văn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư  của Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê chép: “Năm Nhâm Dần, niên hiệu ứng Thiên thứ 3 (1002), mùa Xuân, tháng 3, định luật lệnh”. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1983, tr. 228). Cũng sự kiện này, sách Việt sử thông giám Cương mục chép là “định luật lệ” (Việt sử thông giám Cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tập I,  tr. 2687). Những tư liệu này cho thấy, cho đến trước năm 1042 thời điểm ban hành Hình thư thời Lý nước ta đã có luật thành văn được soạn thảo từ năm 1002 dưới triều vua Lê Đại Hành. Nhà Lý, từ Lý Thái Tổ đến Lý Thái Tông, đều vẫn sử dụng bộ luật này; đồng thời bổ sung thêm nhiều văn bản luật mới. Thống kê từ sách Đại Việt sử ký toàn thư  cho thấy, trong 32 năm đầu của nhà Lý (1010 - 1042), không kể các văn bản pháp luật liên quan đến việc củng cố quân đội và các cuộc chinh phạt, 2 nhà vua đầu tiên của vương triều này đã ban hành 23 chiếu, 2 lệnh và 3 “định lệnh” về các mặt: Hành chính, văn hoá, hình luật (xét kiện), cứu tế xã hội...
 Để khắc phục những điểm hạn chế trong bộ luật của triều vua Lê Đại Hành ra đời năm 1002, và phải có một bộ luật xứng đáng với tầm vóc của nước Đại Việt, sau khi đã định đô ở Thăng Long, năm Nhâm Ngọ (1042), nhà Lý cho ra đời bộ Hình thư. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa Đông, tháng 10 năm Nhâm Ngọ niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo (1042), ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ pháp luật câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệ, châm chước cho thích đáng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người đời sau. Sách làm song, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đổi tiền Minh Đạo”. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tập I, tr. 271). Những ghi chép trên đây dù ngắn ngủi nhưng được người đời sau rất trân trọng. Các nhà nghiên cứu sử học và luật học đánh giá đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử Nhà nước pháp luật Việt Nam. Hình thư được xem như bộ luật thành văn đầu tiên, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy Nhà nước Trung ương tập quyền đã có tính ổn định và được xây dựng với thiết chế tương đối hoàn bị. 
 Việc ban hành Hình thư dưới thời vua Lý Thái Tông thể hiện một tầm nhìn rộng và trình độ cao của tổ chức bộ máy Nhà nước đương thời, một xã hội văn minh được quản lý bằng pháp luật. Đây là cơ sở, là di sản pháp lý quan trọng để các triều vua sau kế thừa, vận dụng vào việc soạn thảo luật, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước. 
 Bộ Hình thư này không còn nên ngày nay chúng ta không thể hiểu được nội dung của nó. Theo Lê Quý Đôn, bộ luật này gồm ba quyển. (Lê Quý Đôn, Toàn tập, tập III (Đại Việt thông sử), Nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr. 103).  Tuy nhiên, căn cứ vào những ghi chép của chính sử, ta thấy bộ luật được vua chỉ đạo tổ chức soạn thảo một cách có hệ thống. Trong triều đình lúc bấy giờ đã có “trung thư san định luật lệnh” (trung thư là những viên quan phụ trách về pháp luật của triều đình). Bộ luật có nội dung phù hợp với thực tế cuộc sống: “Có châm chước cho thích đáng với thời thế”. Luật được biên soạn không chỉ trở thành bộ luật “của triều đại” mà còn “để cho người đời sau” đảm bảo tính ổn định lâu dài. Luật soạn thảo song, triều đình tổ chức công bố rộng rãi cho cả nước biết: “Xuống chiếu ban hành”. Luật có hiệu lực thực tế ngay theo hướng giảm phiền hà cho dân, xoá bỏ những bất cập trong việc xét án trước đây: “Dân lấy làm tiện, đến đây, phép xử án được bằng thẳng rõ ràng”. Đây là tư tưởng thân dân, khoan dung, quan tâm đến quyền lợi của dân mà các vua nhà Lý nhận thức rất sâu sắc. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú: “Hình của nhà Lý thì khoan rộng”. (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, tr. 94). Việc nhà vua đổi niên hiệu là Minh Đạo (Con đường sáng) và đổi tiền Minh Đạo vào năm ban hành bộ luật quan trọng này thể hiện ý chí dùng pháp luật để quản lý xã hội, lấy lòng tin vào pháp luật của dân, để ổn định đời sống mang lại hạnh phúc cho dân. 
  Xã hội Đại Việt thời Lý mở đầu cho thời định đô Thăng Long và cũng là vương triều tồn tại liên tục dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Một vương triều trội vượt lên cả về sự thịnh vượng, độc đáo cũng như về sự trường tồn, đã từng được người xưa đánh giá là “nổi tiếng văn minh” (Lê Quý Đôn).      
Nhà nước quân chủ Trần, do Trần Thủ Độ gây dựng bước đầu, “là một Nhà nước quân chủ Phật giáo có tính chất pháp quyền”. (Trần Thủ Độ con người và sự nghiệp, Viện Sử học Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình, Hà Nội 1995, tr.33). Hai tháng sau khi thành lập (tháng 2 năm Bính Tuất, 1226) nhà Trần đã “định luật lệnh, điều lệ”. Một năm sau (Đinh Hợi - 1227) đã có chiếu quy định thể thức giấy tờ - đơn khế (Dân luật - Luật Hành chính), lại tuyên bố điều khoản minh thệ. Một năm sau nữa (Mậu Tý) đã thi công chức (lại viên) bằng thể thức công văn, người trúng tuyển sung làm thuộc lại (công chức) ở các sảnh viện. 
 Năm Canh Dần đời vua Trần Thái Tông (1230) cho khảo cứu luật lệ các thời trước, quy định các thể lệ mới, làm sách Thông chế Quốc triều (một dạng sơ khai của Hiến pháp) và các sách Hình luật, lễ nghi, gồm tất cả 29 quyển. Sau đó, vào năm Tân Tỵ đời vua Trần Dụ Tông (1341) biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình thư đời Trần. 
 Luật pháp thời Trần không biết rõ được từng điều tỉ mỉ, cũng như bộ Hình thư đời Lý đã bị thất truyền, nhưng cũng theo Phan Huy Chú, pháp luật đời Trần nghiêm khắc hơn đời Lý, người càng ở cương vị cao càng triệt để thi hành pháp luật. 
 Thái sư Trần Thủ Độ là người nổi tiếng triệt để nêu gương thi hành pháp luật, thưởng phạt rất nghiêm minh: “Thủ Độ từng duyệt định sổ hộ khẩu, Quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người ấy. Khi xét duyệt đến xã ấy, ông cho gọi người ấy lại. Người ấy mừng chạy đến. Thủ Độ nói: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương (ông công khai nói về việc lo lót của chính vợ mình), không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người (chân chính) khác”. Người ấy kêu van xin hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến nhà xin riêng nữa. Bốn mươi năm sau ông, Trần Nhật Duật ngồi vào ghế Thái sư (như cương vị của Thủ Độ trước đó), cũng hành xử y như ông trước lời xin của vợ cho một người quen khác. Trần Thủ Độ là một mẫu mực, một tấm gương sáng về tinh thần tôn trọng pháp luật, “chí công vô tư”. (Trần Thủ Độ con người và sự nghiệp, Viện Sử học Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình, Hà Nội, 1995, tr. 35 - 36). 
 Sau nhà Lý (1009 - 1224), nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400) qua 12 đời vua, trong đó có hơn 100 năm (1225 - 1329) và 5 đời vua: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông ở thời kỳ thịnh trị, để lại một di sản to lớn độc đáo trong mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, xã hội, những đỉnh cao về văn trị, những võ công hiển hách, những nhà hoạt đông chính trị và danh tướng kiệt xuất - đã đưa Đại Việt thành một nước hùng manh nhất vùng Đông Nam Á, có một tầm cao mới, chính vì vậy mà triều đại này đã toả hào quang sáng chói trong lịch sử Việt Nam, đóng một vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Văn hoá Thăng Long đời Trần phát triển rực rỡ cùng với văn hoá đời Lý trước đó, tạo nên kỷ nguyên văn minh Đại Việt. 

14 tháng 12 2021

câu trả lời hợp lí nhất 

- Dựa vào sgk 

:))))

14 tháng 12 2021

quá chuẩn

19 tháng 12 2017

Đáp án C

27 tháng 10 2021

Câu 2:

- Chữ viết: chữ Phạn là chữ viết riêng dùng làm ngôn ngữ văn tự, sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca và là nguồn gốc của chữ Hin-đu.

- Tôn giáo:

+ Đạo Bà Ta Môn với kinh Vê-da là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất.

+ Đạo Hin-đu với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội.

- Kiến trúc: có ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo như là đền chùa độc đáo.

(Tham khảo)

27 tháng 10 2021

Câu 1 : : có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 2 : 

Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Ko bik câu 3

8 tháng 1 2022

Đâu không được xem là nguyên nhân thúc đẩy nền văn hóa, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển?

A. Nền văn hóa phong phú, chứa đựng lòng yêu nước, tự hào dân tộc phát triển mạnh.

B.  Nhân dân ta rất ưa thích các hoạt động sinh hoạt văn hóa và duy trì phát triển. 

C.  Các lộ phủ đều có các trường học, các kì thi tổ chức ngày càng nhiều.

D.   Trong nhân dân các tín ngưỡng được duy trì và phát triển hơn so với trước.  

 
9 tháng 1 2022

Các vị anh hùng thời Lý, Trần:

– Thời Lý: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

– Thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông,…

Công lao: Các vị anh hùng đã có công lao trong xây dựng và bảo vệ đất nước

chúc học tốt

9 tháng 1 2022

Các vị anh hùng thời Lý, Trần:

– Thời Lý: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt.

– Thời Trần: Trần Quốc Tuấn, Trần Thái Tông,…

Công lao: Các vị anh hùng đã có công lao trong xây dựng và bảo vệ đất nước

Câu 21: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”A.    Văn hóa Hoa LưB.     Văn hóa Đại NamC.     Văn hóa Đại LaD.    Văn hóa Thăng LongCâu 22: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?A. Năm 1075B. Năm 1076C. Năm 1077D. Năm 1078Câu 23: Ý nào dưới đây...
Đọc tiếp

Câu 21: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”

A.    Văn hóa Hoa Lư

B.     Văn hóa Đại Nam

C.     Văn hóa Đại La

D.    Văn hóa Thăng Long

Câu 22: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?

A. Năm 1075

B. Năm 1076

C. Năm 1077

D. Năm 1078

Câu 23: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?

   A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

   B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.

   C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.

   D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.

Câu 24: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?

   A. Năm 1225.

   B. Năm 1226.

   C. Năm 1227.

   D. Năm 1228.

Câu 25: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

   A. Chế độ Thái thượng hoàng.

   B. Chế độ lập Thái tử sớm.

   C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

   D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 26: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

   A. Trung ương tập quyền.

   B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

   C. Vua nắm quyền tuyệt đối.

   D. Phong kiến phân quyền.

Câu 27: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất?

   A. Tích cực khai hoang.

   B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.

   C. Lập điền trang.

   D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.

Câu 28: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?

   A. Lực lượng càng đông càng tốt.

   B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

   C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.

   D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.

Câu 29: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

   A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.

   B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.

   C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.

   D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.

Câu 30 : Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

   A. Hình thư

   B. Quốc triều hình luật

   C. Luật Hồng Đức

   D. Hoàng Việt luật lệ

0
làm giúp mình nha ❤                                                       Đề 41. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh...
Đọc tiếp

làm giúp mình nha ❤

                                                       Đề 4

1. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?

A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.

D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.

2. Việc tuyển chọn Cấm quân trong quân đội nhà Trần có điểm gì khác so với nhà Lý?

A. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê hương họ Trần.

B. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh trong cả nước

C. Việc tuyển trọn cấm quân của nhà Trần và nhà Lý đều giống nhau.

D. Tuyển chọn quân ở một số đại phương nhất định.

3. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất diễn ra năm nào?

A. Năm 1258.               B. Năm 1279.                 C. Năm 1285.        D. Năm 1287.

4. Số quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1285 là:

    A. 3 vạn.               B. 15 vạn.                    C. 20 vạn.                       D. 50 vạn.

5. Tướng giặc chỉ huy đạo quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1283 là ai?

A. Liễu Thăng       B. Toa Đô               C. Quách Quỳ                     D. Mộc Thạch

6. Chiến thắng lẫy lừng lần thứ ba trên sông Bạch Đằng diễn ra năm nào:

A. Năm 938.          B. Năm 1288.         C. Năm 981.                    D. Năm 1277.

7.  Địa điểm Đông Bộ Đầu thuộc nơi nào ngày nay?

A. Hà Nam    B. Vĩnh Phúc      C. Bến sông Hồng - Hàng Than (Hà Nội)    D. Lào Cai

8.  Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Xây dựng phòng tuyến ngăn cản bước tiến quân xâm lược.

 9. Tên tướng giặc chỉ huy quân thuỷ bị nhà Trần bắt sống tại sông Bạch Đằng năm 1288?

 A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ           C.Hầu Nhân Bảo        D.Hốt Tất Liệt

10. Người có công chỉ huy quân tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ là ai?

   A.Trần Khánh Dư         B.Trần Quốc Tuấn       C.Trần Quốc Toản       D.Yết Kiêu

11. Tên tướng giặc nào chỉ huy quân thuỷ của nhà Nguyên bị bắt sống tại Sông Bạch Đằng năm 1288?

   A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ            C. Hầu Nhân Bảo        D. Hốt Tất Liệt

12. Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1279.             B. Năm 1285.                 C. Năm 1287.               D. Năm 1288.

13. Vì sao vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than?

A. Bàn cách kế đánh giặc.                   B. Bàn cách phát triển kinh tế.

C. Bàn cách đóng cọc tại trận địa.       D. Bàn cách ban cấp ruộng đất cho dân.

14. Người được vua Trần giao cho trọng trách chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 là ai?

A. Trần Quang Khải      B. Nguyễn Trãi      C. Trần Quốc Tuấn            D. Lê Lợi

15. Tại sao quân Nguyên đánh Cham – pa trước khi đánh Đại Việt?

A. Cham – pa không có quân đội hung mạnh như Đại Việt.

B. Đại Việt gần với nhà Nguyên.

C. Cham - pa rất dễ dàng thỏa hiệp.

D. Đánh Cham – pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

16. Điểm giống nhau trong cả ba lần kháng chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần là gì?

A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long.

B. Chỉ cho già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán.

C. Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

D. Lấy sông Bạch Đằng làm nơi phản công.

17.Nhà Trần tổ chức mấy năm một khoa thi?

A. 5 năm.                                               C. 3 năm.

B. 7 năm.                                                D. 4 năm.

18. Nguyên nhân nền nông nghiệp nhà Trần có thể phục hồi và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh?

A. Vì có chức quan Hà đê sứ.

B. Vì có thu thuế nông nghiệp.

C. Vì các vương hầu, quý tộc ngày càng nhiều ruộng đất tư hữu.

D. Vì thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

19. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua Trần ban cấp gọi là gì?

A. Thái ấp             B. Điền trang            C. Tịch điền              D. Trang viên

20. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Trương Hán Siêu    B. Chu Văn An       C. Nguyễn Trãi           D. Phạm Sư Mạnh

2
22 tháng 12 2021

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: A

22 tháng 12 2021

1D                                                                             11A

2A                                                                              12B

3A                                                                              13A

4D                                                                              14C

5B                                                                               15D

6B                                                                                16C

7C                                                                                 17B

8B                                                                                 18D

9A                                                                                 19A

10A                                                                               20B