K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Tham khảo
Có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình vì:

- Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương của tác giả.

- Ngôn ngữ của bài thơ mang tính nhạc.

- Có cách ngắt nhịp hài hòa giữa các vế câu, các cặp câu thơ đối nhau.

- Sử dụng các biện pháp tu từ.

Dựa vào các yếu tố sau:

-Bài thơ bộc lộ trực tiếp cảm xúc mãnh liệt

-Nhân vật trữ tình vừa mang tính cá thể vừa mang tính phổ quát.

-Cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.

"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng).

- Các yếu tố nhận biết: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ và luật thơ: luật trắc.

13 tháng 9 2023

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 

- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Về luật thơ: luật trắc.

15 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn ly biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.

16 tháng 9 2023

Là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà dùng để bộc lộ tình cảm.

15 tháng 9 2023

Tham khảo
Các hình ảnh làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà:

- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

- Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

- Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

- Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

trời chiều, hoàng hôn, cô thôn, lữ thứ

13 tháng 9 2023

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

16 tháng 9 2023

- Hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

- Thái độ dè bỉu.

- Dựa vào lời kể và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.

14 tháng 9 2023

Sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được một cách trực tiếp các tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ Tế Xương trước hoàn cảnh nước nhà.

Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà...
Đọc tiếp

Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?

b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

1
14 tháng 9 2023

a.

- Câu phủ định: “Họ chẳng qua…mà thôi.” do có từ mang nghĩa phủ định "chẳng".

- Câu để hỏi: “Tổng đốc họ Tôn…sao cho nổi?”; “Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?”; “Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?” do chứa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"

b.

- Câu phủ định: “Tự vương trẻ tuổi…sao không nói cho rõ?” do có từ mang nghĩa phủ định “chưa”.

- Câu để hỏi: “Bấy giờ, nhân khi ta thắng,…hay sao?” do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?"