K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

Tháng 10-1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

2 tháng 11 2018

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản rất nặng nề : cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản. Về tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.). Nông nghiệp : Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.

8 tháng 11 2017

Câu 5: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước như Anh ,Pháp ,Mĩ tiến hành CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI;các nước như Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản ĐÃ TIẾN HÀNH PHÁT XÍT HÓA CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

16 tháng 11 2017

2)

GIAI ĐOẠN NỘI DUNG CHỦ YẾU
1918-1923 Các nước châu Âu,kể cả các nước thắng trận và bại trân đều bị suy sụp về kinh tế
1924-1929 Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng
1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế

3)trả lời:Do nước Đức là nước thua trận trong cuộc đại chiến tranh lần thứ nhất bị mất hết thuộc địa và suy sụp về kinh tế. Sau đó lại gặp cuộc khủng hoảng nên làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn so với các nước châu Âu

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau Giai đoạn. Nội dung chủ yếu 1918-1923 1924-1929 1929-1939 3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu...
Đọc tiếp

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất

2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau

Giai đoạn. Nội dung chủ yếu

1918-1923

1924-1929

1929-1939

3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu Âu khác trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ?

4. Dựa vào các hình trang 71,72 và kiến thức đã học hãy viết một đoạn văn ngắn về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933?

5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 các như Anh, Pháp, Mĩ,... Tiến hành (1) ................................ các nước như Đức, I ta li a, Nhật Bản (2) ...................................

1

4

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

12 tháng 6 2021

Tham khảo:

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

12 tháng 6 2021

Tham khảo ạ

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

23 tháng 4 2017

- Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...

- Xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).

- Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

30 tháng 12 2020

Hậu quả:

+ Để lại hậu quả trầm trọng về: kinh tế, chính trị, xã hội ở ác nước tư bản và thuộc địa.

+ Đe dọa ngiêm trọng sự tốn tại của CNTB.

+ Chủ nghĩa phát xít ra đời ở: Đức, Italia, Nhật Bản đối lập với khối Mĩ, Anh, Pháp đã ráo riết chạy đua vũ trang. Nguy cơ bùng nổ Thế chiến mới.

-Hậu quả lớn nhất mà khủng hoản kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại cho thế giói là chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức – Italia – Nhật.

Tại vì:

Làm cho thế giới bị đảo lộn , hình thành chủ nghĩa háu chiến Đ – Y - N

Làm mâu thuẩn giữa các nước đế quốc ngày càng căng thẳng

-Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra 1939 -1945, là cuộc chiến tranh tàn khốc và thiệt hại lớn nhất của xã hội loài người cho đến ngày nay.

18 tháng 12 2022

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

13 tháng 1 2018

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

28 tháng 7 2017

Đáp án B

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B